Sở hữu kho báu hàng nghìn tỷ đô trong lòng đất, nhưng cái giá phải trả của Afghanistan là hòa bình và ổn định. Các cường quốc Mỹ, Nga, Trung, Ấn tranh giành ảnh hưởng tại Afghanistan khiến nước tình hình này như ‘thùng thuốc súng’ có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Phần lớn thế kỷ 19, Anh đã tranh giành Afghanistan với Nga trong một “Trò chơi vĩ đại”. Bên cạnh đó, việc ganh đua giữa Pakistan và Ấn Độ để có được ảnh hưởng tại Afghanistan cũng khiến tình hình càng trở nên căng thẳng. Nhưng cuối cùng, cả Anh và Nga đều nhận lấy thất bại tại Afghanistan – nơi được gọi là “nghĩa địa của các đế chế”.
Lịch sử dường như lặp lại trong cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm; khi Taliban, lực lượng Hồi giáo cực đoan kiểm soát Afghanistan giai đoạn 1996-2001, thắng quân đội Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn.
Afghanistan có được hòa bình, ổn định?
Liệu có xuất hiện lại trong tương lai một ‘Trò chơi vĩ đại’ đẫm máu mới hay không?
Trong bài bình luận của Đô đốc Stavridis trên tờ Nikkei Asia ngày 21/8 vừa qua đã chỉ ra các xung đột, mối quan hệ chằng chịt về lợi ích giữa các cường quốc xoay quanh Afghanistan. Ông Stavridis là Tư lệnh Đồng minh tối cao thứ 16 của NATO; đồng thời là Hiệu trưởng thứ 12 của Trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts.
Ông cho biết: “Có thể cảm nhận được cú sốc đột ngột đối với hệ thống theo khu vực. Các quốc gia châu Á khác; bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan và Iran đều có những lợi ích sẽ thúc đẩy các sự kiện trong tương lai”.
Bắc Kinh sẽ công nhận Taliban vì đất hiếm trị giá nghìn tỷ đô-la
Đô đốc Stavridis nhận định: “Trung Quốc rõ ràng đang định vị mình là một đối tác quốc tế lớn của Taliban. Bắc Kinh ít quan tâm đến quyền con người hoặc quyền giới tính ở Afghanistan. Họ chỉ muốn củng cố vị trí thống trị đối với đất hiếm trị giá 1-2 nghìn tỷ đô-la; đáng chú ý nhất trong đó là lithium. Trung Quốc đang tìm cách củng cố quyền kiểm soát các chuỗi cung ứng chiến lược với mọi thứ liên quan đến đất hiếm; từ vi mạch đến pin ô tô điện…Họ muốn chiếm ưu thế ở Kabul. Trung Quốc sẽ là quốc gia lớn đầu tiên công nhận chế độ mới”.
Hiện Trung Quốc kiểm soát khoảng 80% nguồn cung đất hiếm trên toàn thế giới. Nó được cho là nguyên liệu quan trọng để sản xuất các loại vũ khi tinh vi; như chiến đấu cơ F-35.
Trung Quốc sẽ kết giao với Pakistan nhằm “ngáng đường” Ấn Độ
Vị Tư lệnh bình luận: “Đối với Pakistan, đây là thời khắc chiến thắng. Họ đã hỗ trợ tích cực cho Taliban trong hai thập kỷ qua; để kiểm soát các nhóm khủng bố và không cho Ấn Độ có chỗ đứng tại Afghanistan.
Pakistan liên kết chặt chẽ với Trung Quốc trên bình diện quốc tế. Họ sẽ tìm cách hợp tác với Trung Quốc trong việc khai thác tài sản khoáng sản và ngăn chặn ảnh hưởng của Ấn Độ đến Taliban. Pakistan cũng muốn có một mức độ ổn định nhất định để tránh tình trạng dân di cư bất hợp pháp hàng loạt từ Afghanistan; điều mà họ đã nhiều lần phải đối mặt do tình trạng nội chiến tại nước này.
Đô đốc Stavridis bình luận: “Có lẽ vai trò thú vị nhất là Ấn Độ. Nước này từ lâu đã tìm kiếm các mối quan hệ với Afghanistan; vì tiềm năng thương mại và nhằm gây áp lực lên Pakistan. Một số nhóm khủng bố “tàn bạo” nhất đã tấn công Ấn Độ; như vụ thảm sát khét tiếng tại khách sạn Taj năm 2008. Nhóm khủng bố này xuất phát từ Pakistan và có mối liên hệ với các nhóm khủng bố hoạt động ở biên giới Pakistan-Afghanistan. Trung Quốc sẽ phối hợp với Pakistan làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn bất kỳ ảnh hưởng nào của Ấn Độ ở Kabul – khi mối quan hệ này đã phát triển đáng kể dưới thời tổng thống Ashraf Ghani trước kia”.
Taliban chiếm Afghanistan khiến Nga, Iran vui mừng
“Nga sẽ có một số lợi ích khác so với Trung Quốc-Pakistan. Trước hết, Nga cần sự ổn định để có thể làm giảm xu hướng khủng bố Hồi giáo cực đoan; nhằm làm giảm nguy cơ khủng bố Hồi giáo cực đoan tiến về phía bắc thông qua các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Nga cũng hy vọng rằng Taliban thực hiện mức độ kiểm soát cao hơn đối với việc sản xuất heroin khổng lồ”; ông Stavridis nhận định.
Vị tư lệnh này cho biết: “Về phía Tây; Iran vui mừng với việc loại Mỹ khỏi các căn cứ ở biên giới của họ. Iran từng có mối quan hệ tốt đẹp với Taliban trong quá khứ. Người Iran sẽ tăng cường các mối quan hệ thương mại và tìm kiếm các mối quan hệ thân thiện với chính phủ mới”.
Liệu Mỹ có quay lại tham gia “Trò chơi lớn”?
“Mỹ rời khỏi Afghanistan và sẽ tìm cách cập nhật thông tin tình báo thông qua giám sát vệ tinh; hoạt động bí mật của CIA; hợp tác với các quốc gia khác tiếp tục duy trì các đại sứ quán ở đó; giám sát tình báo mạng và điện thoại di động; và xây dựng mạng lưới con người”, vị Tư lệnh bình luận.
Ông Stavridis nhận định tiếp: “Nếu có bằng chứng về sự kết nối lại giữa Taliban và các nhóm khủng bố, đặc biệt là Al-Qaeda; Hoa Kỳ sẽ cân nhắc để tham gia lại “Trò chơi lớn”. NATO và các đồng minh khác của Hoa Kỳ lúc đó cũng sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Nhưng hiện tại, các lực lượng lân cận sẽ chiếm ưu thế trong ảnh hưởng đến Afghanistan – đặc biệt là vai trò của phe Trung Quốc dẫn đầu. Vì vậy, “Trò chơi lớn” vẫn tiếp tục, nhưng có lẽ đáng thương nhất là người dân địa phương”.