Theo The South China Morning Post, bản quy tắc này có hiệu lực từ ngày 1/8. Một số chuyên gia nước ngoài đánh giá, động thái này là nhằm mục đích gia tăng sự kiểm soát của Trung Quốc đối với vùng nước tranh chấp.
Đài RFA nói, Hoàng Sa là quần đảo bị Trung Quốc chiếm đóng, và tự tiện đặt tên thành TP. Tây Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Năm 2012, Bắc Kinh tự ý đặt trụ sở chính quyền tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa).
Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây thành đảo nhân tạo trái phép (ảnh chụp màn hình SCMP). |
Ngày 18/4/2020, Bắc Kinh ngang nhiên thông báo thành lập “quận Tây Sa” (quần đảo Hoàng Sa) và “quận Nam Sa” (quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Hành động này là trái phép vì Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngoài ra Trung Quốc còn tự ý vẽ ra “đường lưỡi bò” nhằm giành chủ quyền phần lớn diện tích trên biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế và sự chỉ trích của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam và một số nước Đông Nam Á gần đây liên tục gửi công hàm tới LHQ để phản đối những yêu sách ngang ngược về chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.
Đầu tháng 7, Mỹ và Úc cũng gửi công hàm lên LHQ để phản bác yêu sách của Bắc Kinh và tuyên bố “ đường chín đoạn” là bất hợp pháp với luật pháp quốc tế.