Site icon MUC News

Bầu cử tổng thống Mỹ và ‘vận mệnh’ của chính quyền Trung Quốc

Chủ tịch nước Trung Quốc ông Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump

Chủ tịch nước Trung Quốc ông Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump

Người nắm quyền điều hành nước Mỹ trong 4 năm tới sẽ liên quan tới vận mệnh của chính quyền Trung Quốc. Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân và thủ đoạn mà chính quyền Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Trong chương trình “Các nhà lãnh đạo tư tưởng Mỹ”; ông Robert Spalding hôm 10/11 nói với The Epoch Times: “Khi bạn kết nối các sự kiện lại với nhau; thì sẽ thấy các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là cố tình tác động đến cuộc bầu cử của Hoa Kỳ”.

Trước diễn biến phức tạp của Bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, ông Spalding đã phân tích và bình luận về việc ĐCSTQ tận dụng dịch virus corona Vũ Hán nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử nêu trên. Bởi ai nắm quyền điều hành nước Mỹ trong 4 năm tới sẽ liên quan tới vận mệnh của chính quyền Trung Quốc.

Mục đích của chính quyền Trung Quốc

“Chúng ta đang ở vào năm 2020, giữa cuộc chiến tranh nhân dân do ĐCSTQ tiến hành trên toàn thế giới nhằm tiêu diệt những quyền tự do cơ bản của con người”, ông Spalding nói.

Chuẩn tướng nhận định: “Chính quyền Trung Quốc muốn thống trị thế giới”. Để đạt được điều này, ĐCSTQ đã nhận ra từ nhiều thập kỷ trước rằng họ cần phải “bấu víu Hoa Kỳ” để có được thương mại; nhân tài và quan trọng nhất là vốn để phát triển kinh tế; đồng thời, cũng có cơ hội để chia rẽ và phá hoại các giá trị nền tảng của nước Mỹ.

“Vậy, họ phải làm những gì? Về cơ bản, họ đề cao hội nhập và thực hiện các thỏa thuận với Hoa Kỳ; dẫn đến việc họ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001; điều này gây ảnh hưởng nặng nề tới tầng lớp lao động ở Mỹ”, ông Spalding nói.

“Với lợi thế về thị trường rộng lớn, ĐCSTQ muốn hợp tác với doanh nghiệp và các tổ chức chính trị của Mỹ nhằm chuyển việc sản xuất sang Trung Quốc. Điều này có thể mang lại lợi ích cho giới cầm quyền, chủ doanh nghiệp Mỹ; nhưng tổn hại đến tầng lớp lao động”. Điều này, cũng dẫn đến sự chia rẽ và mâu thuẫn ngày càng cao trong nội bộ nước Mỹ, theo ông Spalding.

Chuyên gia ‘bắt bài’ hành động của chính quyền Trung Quốc

Sau hơn 25 năm phục vụ trong Không quân Mỹ, ông Robert Spalding nghỉ hưu với tư cách chuẩn tướng. Ông từng là quan chức cao cấp tham mưu về Trung Quốc tại Lầu Năm Góc; đồng thời là tùy viên quốc phòng tại nước này. Ông thông thạo tiếng Quan Thoại; đã lấy bằng tiến sĩ kinh tế và toán học tại Đại học Missouri.

Ông đã viết cuốn sách “Chiến tranh tàng hình: Cách thức Trung Quốc giành quyền kiểm soát khi giới tinh hoa của Mỹ ngủ quên” (Stealth War: How China Took Over While America’s Elite Slept).

Ông Robert Spalding, tác giả cuốn sách “Chiến tranh tàng hình”. Ảnh: crushthestreet.com.

Trong cuốn sách, ông Spalding đưa ra bằng chứng tố cáo chính quyền Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến tranh với Mỹ; trên các mặt trận: kinh tế, quân sự, ngoại giao, công nghệ, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Một số hành động mờ ám của ĐCSTQ đã bị phơi bày như:

Chính quyền Tổng thống Trump hành động

Chính quyền Tổng thống Trump, với Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) năm 2017; đã kiên quyết chống lại các hành động của ĐCSTQ. Ông Spalding cho rằng chính quyền Trump “hiểu những gì đang xảy ra và bắt đầu khắc phục vấn đề” từ các chính quyền tiền nhiệm.

Tổng thống Trump sử dụng những hành chính sách hiệu quả như: tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc; dịch chuyển việc sản xuất của các doanh nghiệp lớn về Mỹ; đóng cửa Viện Khổng Tử…Vì vậy, ĐCSTQ đã bị dồn vào chân tường.

Theo ông Spalding, trước sự quyết đoán của Tổng thống Trump; chính quyền Trung Quốc đã bị “dồn vào chân tường” khi buộc phải ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn một. Điều này buộc họ phải thay đổi nền kinh tế; và có thể dẫn tới suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp trong nước gia tăng…

Âm mưu của chính quyền Trung Quốc

Giữa Tổng thống Trump và ứng viên Biden; rõ ràng Trung Quốc muốn ai nắm quyền điều hành nước Mỹ trong 4 năm tới.

Chuẩn tướng Spalding cho rằng Trung Quốc tìm cách ngăn cản Tổng thống Trump tái đắc cử.

Tác động của ĐCSTQ đã thể hiện rõ ràng trong cách bỏ phiếu qua đường bưu điện. Chính quyền Trump kêu gọi người dân đi bỏ phiếu trực tiếp; vì bỏ phiếu qua thư có nguy cơ bị thất lạc và gian lận. Ngược lại, phe Dân chủ kêu gọi bỏ phiếu qua thư; với lý do là nhằm giảm bớt nguy cơ lây nhiễm virus Vũ Hán.

“Khi bạn liên hệ tất cả những điều này lại với nhau; sẽ thấy các hành động ĐCSTQ đã thực hiện là có chủ ý tác động đến cuộc bầu cử Mỹ”; ông Spalding nói.

“Tại sao chúng ta có số lượng phiếu bầu gửi qua đường bưu điện lớn như vậy? Lý do là virus Corona Vũ Hán. Tại sao chúng ta có virus Corona? Vì Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại sao họ có cơ hội này? Bởi vì chúng ta đã đưa họ vào WTO, bởi vì chúng ta chào đón họ vào cộng đồng các quốc gia. Tất cả đều liên kết lại với nhau”.

Thủ đoạn của chính quyền Trung Quốc

Tháng 1/2020, khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, ĐCSTQ nhận ra họ có thể biến cuộc khủng hoảng này thành cơ hội, cựu Chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ cho biết. Ông Spalding lưu ý rằng từ “khủng hoảng” trong tiếng Trung Quốc bao gồm các ký tự có nghĩa “nguy hiểm” và “cơ hội”.

Bất chấp hậu quả, ĐCSTQ ngấm ngầm để virus corona từ Vũ Hán lây lan toàn cầu; bằng cách cho phép người dân di chuyển bằng đường hàng không quốc tế; trong khi ngừng hoạt động đi lại ở trong nước. Đồng thời, chế độ này đã tích trữ thiết bị y tế từ khắp nơi trên thế giới, gây ra tình trạng thiếu hụt thiết bị y tế toàn cầu.

Sau đó, ĐCSTQ thực hiện chiến dịch truyền thông lớn để che đậy trách nhiệm việc gây ra đại dịch; đồng thời kiểm soát xử lý ổ dịch.

Chính quyền Trung Quốc đã gây áp lực với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); để tổ chức này tuyên bố COVID-19 không lây lan từ người sang người.

Dưới ảnh hưởng từ Trung Quốc, ngày 14/1/2020, WHO đăng thông báo sai sự thật rằng virus corona không lây từ người sang người (ảnh chụp màn hình Twitter).

Trung Quốc cũng tuyên truyền thông tin sai lệch nhằm cáo buộc virus có nguồn gốc từ Mỹ, Châu Âu. Chế độ này cũng tuyên truyền Mỹ và các quốc gia khác không làm tốt công tác xử lý đại dịch — chuyện này đã có hút đáng kể sự chú ý của người dân Mỹ trước cuộc bầu cử.

Chính quyền Trung Quốc – Tổ chức hắc ám

Ông Spalding cho biết, hầu hết các nhà báo, và thậm chí cả giới tình báo, đều do dự khi chia sẻ thông tin về ĐCSTQ, “bởi vì những thông tin về chính quyền này rất hạn chế; thường không có bằng chứng cụ thể và thật giả lẫn lộn”.

“Những gì bạn học được khi xem những bộ phim như phim về mafia và Al Capone (Trùm gangster người Mỹ), những tổ chức này cũng như ĐCSTQ, là những tổ chức bí mật nhất trên thế giới. Họ không minh bạch những đang làm”, ông nói.

“Chúng ta phát hiện ra điều gì đang diễn ra sau bức màn bí mật của Trung Quốc là khi họ gặp khủng hoảng”.

Ví dụ, vào năm 2013, khi ông Tập lên nắm quyền trong bối cảnh đấu đá phe phái căng thẳng, một thông cáo nội bộ của ĐCSTQ có tựa đề là “Tài liệu số 9” đã bị rò rỉ.

Năm 2019, khi chính quyền Trump đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ Tổng thống Trump; “các tài liệu Tân Cương” ghi lại việc chế độ này giam giữ người Duy Ngô Nhĩ đã được công bố trên các phương tiện truyền thông.