Các cuộc biểu tình tồi tệ nhất ở Kazakhstan vừa xảy ra, chính quyền thủ đô ban bố tình trạng thiết quân luật. Nỗi bất bình của người dân không phải nhắm vào đương kim tổng thống, mà là nhắm vào cựu tổng thống đứng sau hậu trường.
Kazakhstan rơi vào tình trạng khẩn cấp sau các cuộc biểu tình chống chính phủ
Ngày 6/1, BBC đưa tin, Lực lượng an ninh của Kazakhstan cho biết họ đã tiêu diệt hàng chục người chống lại chính phủ. Hoạt động diễn ra ở Almaty, thành phố lớn nhất của nước này.
Trước tình trạng hỗn loạn ngày càng gia tăng, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã kêu gọi sự ủng hộ của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) trong một bài phát biểu trên truyền hình vào sáng sớm ngày 6/1. Tổ chức này gồm: Nga, Belarus, Tajikistan, Kyrgyzstan và Armenia.
Tổng thống đương nhiệm của Kazakhstan đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, bao gồm lệnh giới nghiêm và cấm tụ tập đông người. Đồng thời tổng thống tuyên bố sẽ phản ứng mạnh mẽ đối với các cuộc biểu tình. Theo nhà chức trách, gần 100 cảnh sát đã bị thương trong vụ xung đột.
Cũng trong ngày 6/1, RFA đưa tin, cựu tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, người từng nắm quyền hơn 20 năm, đã rời thủ đô. Sân bay của thủ đô do những người biểu tình chống chính phủ kiểm soát. Thủ đô đã thực hiện tình trạng khẩn cấp và thiết quân luật. Bệnh viện chứa đầy thi thể của những người đã chết trong cuộc biểu tình.
【哈萨克斯坦政局大变】
— 自由亚洲电台 (@RFA_Chinese) January 6, 2022
【独裁政权濒临崩溃】
执政20多年的纳扎尔巴耶夫据报已离开首都,首都机场被反政府示威者控制,首都实施紧急状态及戒严。
医院布满示威中死者尸体。
网上视频 pic.twitter.com/sL6NYTLo2A
Nguyên nhân của cuộc biểu tình
Các cuộc biểu tình bắt đầu vào Chủ nhật (2/1) khi chính phủ nâng trần giá khí hoá lỏng lên gấp đôi. Ban đầu, những người biểu tình không hài lòng với giá nhiên liệu. Tuy nhiên, sau đó biểu tình đã lan rộng và bao gồm cả những bất bình chính trị.
Theo báo cáo của BBC, Tổng thống Tokayev chỉ là người thứ hai lãnh đạo Kazakhstan kể từ khi nước này tuyên bố độc lập vào năm 1991. Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) lên án cuộc bầu cử năm 2019 mà ông chiến thắng là thiếu dân chủ. Tuy nhiên, phần lớn sự giận dữ trên đường phố dường như nhắm vào người tiền nhiệm của ông, cựu tổng thống Nursultan Nazarbayev, người đã nắm giữ vai trò an ninh quốc gia quyền lực kể từ khi từ chức.
Theo BBC, người biểu tình hô vang tên cựu tổng thống Nazarbayev trên đường phố. Một đoạn video lan truyền trên mạng cũng cho thấy cảnh người dân phá bỏ bức tượng đồng khổng lồ của nhà cựu lãnh đạo đầu tiên của đất nước họ. Bức tượng bị xé toạc làm đôi. Theo BBC Giám sát, đài tưởng niệm bị phá dỡ nằm ở Taldykorgan, quê hương của ông Nazarbayev.
Wow, wow. The statue to Kazakhstan’s first president and until a few hours ago head of the Security Council Nazarbayev is seemingly down in Almaty region. pic.twitter.com/aetzwdNQqf
— Bakhti Nishanov (@b_nishanov) January 5, 2022
Theo Epochtimes, Nazarbayev là lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong thời kỳ Xô Viết và có ảnh hưởng chính trị rất lớn ở Kazakhstan. Sau khi Liên Xô tan rã, Nazarbayev trở thành tổng thống đầu tiên của Kazakhstan, và không từ chức cho đến năm 2019. Sau khi từ chức, ông đã đưa Kassym-Jomart Tokayev lên nắm quyền Tổng thống.
Mặc dù Kazakhstan có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và kim loại lớn và là nền kinh tế lớn nhất thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á. Tuy nhiên, dưới thời trị vì của cựu Tổng thống Nazarbayev, phần lớn nền kinh tế do gia đình Nazarbayev kiểm soát.
Dù thôi giữ chức tổng thống nhưng Nazarbayev vẫn giữ chức chủ tịch ủy ban an ninh quyền lực của đất nước và vẫn có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề đối nội và chính sách đối ngoại.
Trong cuộc biểu tình ngày 5/1, một số người biểu tình mới hô khẩu hiệu phản đối Nazarbayev, và đương kim Tổng thống Tokayev thay Nazarbayev làm chủ tịch Hội đồng Bảo an.
Vào năm 2019, các cuộc biểu tình chống lại nhà cầm quyền và sự mở rộng của Trung Quốc tiếp tục trong vài tháng ở Kazakhstan. Những người biểu tình hô vang khẩu hiệu phản đối Nazarbayev, kẻ đang thao túng chính quyền đương nhiệm ở hậu trường. Ngoài ra, khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng kinh tế ở Kazakhstan thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”, các nhà máy Trung Quốc và các dự án khác ở nước này cũng trở thành mục tiêu của các cuộc biểu tình.
Những người chỉ trích cáo buộc ông Nazarbayev dung túng cho tham nhũng và vi phạm nhân quyền, đồng thời chủ trương sùng bái nhân cách, tập trung quyền lực vào tay mình và đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Mối quan hệ của cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev và Trung Quốc
Theo Epochtimes, trong suốt 30 năm cầm quyền, cựu tổng thống Nazarbayev có mối quan hệ mật thiết với nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Năm 2013, Bắc Kinh đưa ra sáng kiến cơ sở hạ tầng “Một vành đai, một con đường” và coi Kazakhstan là cầu nối cần thiết cho sáng kiến khổng lồ của mình. Chính phủ Nazarbayev khi đó đã nhiệt liệt hoan nghênh.
Ông Nazarbayev thậm chí còn mô hình hóa “Sáng kiến Vành đai và Con đường” và đề xuất “Con đường tươi sáng” của Kazakhstan vào năm 2014. Động thái này đã được Bắc Kinh hoàn toàn ủng hộ.
Năm 2016, Trung Quốc chính thức công bố hợp nhất “Xây dựng vành đai kinh tế con đường tơ lụa” của mình với và “Con đường tươi sáng” của Kazakhstan. Cả Trung Quốc và Kazakhstan đều tin rằng 2 sáng kiến này có tính tương thích và bổ sung cao, hai bên sẵn sàng tăng cường gắn kết và hợp tác.
Kể từ khi Nursultan Nazarbayev chấp nhận việc xây dựng “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc trong nhiều năm. Để giảm thâm hụt tài chính khổng lồ của Kazakhstan và tăng thu ngân sách của chính phủ, chính phủ Nazarbayev đã sửa đổi luật đất đai vào mùa thu năm 2015, cho phép người nước ngoài thuê đất nông nghiệp ở Kazakhstan từ 10 năm lên 25 năm. Hành động của nhà chức trách ngay lập tức khiến rất đông người dân xuống đường phản đối.
Cũng trong năm 2016, các cuộc biểu tình quy mô lớn của công chúng đã nổ ra ở nhiều nơi trên đất nước Kazakhstan. Các cuộc biểu tình chủ yếu phản đối cải cách ruộng đất có thể dẫn đến sự bành trướng nghiêm trọng hơn của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Những người biểu tình lo lắng rằng chính phủ kiểm soát khu đất và sau đó cho các nhà đầu tư Trung Quốc thuê lại.
Trước đó, năm 2009, trong chuyến thăm của Nazarbayev đến Trung Quốc, ĐCSTQ đã đạt được một giao dịch cho vay lấy dầu trị giá 10 tỷ đô la Mỹ với ông ta. Đổi lại, phía Trung Quốc mua lại gần một nửa vốn cổ phần của Công ty Dầu khí Mangashtau, một công ty năng lượng lớn ở Kazakhstan.
Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc đã bị các nước phương Tây lên án. Hoa Kỳ gọi đây là “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của Bắc Kinh. “Vành đai và Con đường” cho phép các nước hợp tác vay tiền của Trung Quốc để thanh toán cho các dự án của các nhà thầu Trung Quốc và xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng bất chấp việc các nước hợp tác không có khả năng chi trả. Khi các nước đối tác không trả được nợ, Bắc Kinh sẽ nhân cơ hội để cướp đoạt các nguồn tài nguyên chiến lược của họ.
Mặc dù Kazakhstan rất giàu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên nhưng người dân địa phương vẫn chưa được nếm trải vị ngọt của nguồn tài nguyên dồi dào.