Site icon MUC News

Video: Cá sấu nhiệt tình chở rùa qua sông

Video: Cá sấu nhiệt tình chở rùa qua sông

Ảnh chụp từ video

Cá sấu nhiệt tình chở rùa qua sông; rùa đã trở thành bạn đồng hành của cá sấu mỗi khi chúng cần qua sông.

Chắc hẳn đã nhiều lần cá sấu chở rùa như vậy và chúng đã trở thành bạn đồng hành của nhau mỗi khi cần qua sông. Cụ thể, rùa bám chặt trên lưng cá sấu, khi đến bờ rùa bò xuống cùng với những con khác; trong khi đó cá sấu vẫn dừng ở đó xem có chuyến chở nào trở về không.

Rùa đã trở thành bạn đồng hành của cá sấu mỗi khi cần qua sông (ảnh chụp màn hình video).

Bình luận của độc giả về cảnh cá sấu chở rùa qua sông:

Cá sấu: Cũng vì bọn này mà tui làm lại một mớ răng giả, hic, hic”.

“Cái đò này câu giờ quá”.

“Tới nơi rồi còn không xuống lẹ giùm cái, tui còn phải làm cuốc khác”.

“Sau mấy lần thay răng thì sấu cũng chịu làm người lái đò bến hạ”.

Video ghi lại cảnh cá sấu chở rùa qua sông:

Khám phá: Bí quyết thay răng hàng chục lần ở cá sấu

Hầu hết các loài động vật có xương sống có thể thay răng trong suốt cuộc đời của chúng. Tuy nhiên, quá trình thay răng tự nhiên ở người chỉ xảy ra một lần; mặc dù có sự hiện diện dai dẳng của một dải mô gọi là nang ngà, rất quan trọng cho việc mọc răng.

Thống kê cho thấy một con cá sấu có thể thay răng tới 50 lần và mỗi lần mọc trung bình 80 chiếc răng trong miệng. Vì vậy, tổng cộng loài bò sát khổng lồ này phải mọc tới 2.000 – 3.000 chiếc răng trong suốt cuộc đời.

Ảnh minh hoạ dẫn nguồn từ Daily Mail.

Thông qua kỹ thuật phân tích và quét phân tử; nhóm nghiên cứu nhận thấy mỗi răng cá sấu là một đơn vị phức tạp gồm 3 thành phần ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Những thành phần này được cấu trúc để hỗ trợ thay thế mỗi khi răng rụng.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia; ban đầu cá sấu có một khối phình ở đầu dạng nang răng, chứa tế bào gốc. Kết quả phân tích phân tử cho thấy thời điểm bắt đầu chu kỳ răng tương ứng với sự biểu hiện chức năng của một loạt chất hóa học đóng vai trò truyền tín hiệu.

Giáo sư Chương tin rằng: “Hiểu được cách các phân tử tín hiệu này tương tác với nhau trong quá trình phát triển răng ở cá sấu có thể giúp chúng ta hiểu được cách kích thích sự phát triển răng trưởng thành ở động vật có vú”.

Có thể bạn quan tâm: