Đây là câu nói của anh Lưu Văn Bình, một công chức hợp đồng bị tinh giản; phơi bày sự thật đau lòng về tâm lý bám víu “biên chế suốt đời”. Khi bộ máy hành chính bước vào giai đoạn tái cấu trúc quyết liệt, tư duy cũ kỹ này đang trở thành rào cản lớn cho những người lao động khu vực công bước ra thị trường việc làm đầy cạnh tranh.
- Giá vàng hôm nay 21/5/2025 tăng mạnh, tiềm ẩn nguy cơ điều chỉnh sâu
- Sửa luật hình sự: Giải pháp hạn chế hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự
- Tổng Thống Trump từ bỏ vai trò hòa giải Ukraine, ưu tiên thương mại với Nga
Từ giấc mơ ổn định đến thực tế phũ phàng
Lưu Văn Bình, 35 tuổi, từng theo học chuyên ngành quản lý đất đai; đã từ bỏ cơ hội phát triển ở TP.HCM để về quê thi công chức, mong một công việc “không phải lo đào thải”. Suốt 8 năm với hai lần thi công chức, anh chỉ nhận được vị trí nhân viên hợp đồng cấp huyện với mức thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng.
“Bố mẹ tôi vẫn mong muốn con ổn định. Họ hàng nhà tôi nhiều người làm nhà nước và không ai phải lo chuyện tiền bạc”, anh Bình kể.
Quãng thời gian thử sức trong lĩnh vực bất động sản; cộng tác viên bán hàng rồi quay về quê thi công chức được anh gọi là bước ngoặt của đời mình. Tuy nhiên, “chỉ khi sáp nhập và tinh giản, tôi mới hiểu ổn định là… cái bẫy”, anh thừa nhận.
Khi làn sóng cải cách hành chính cắt giảm nhân sự bắt đầu, anh Bình rơi vào nhóm bị tinh giản đầu tiên. Những gì anh từng tin tưởng – sự ổn định, bảo đảm; chờ đợi “hái quả ngọt” – nhanh chóng sụp đổ.
“Tôi vẫn đinh ninh rằng mình còn chỗ, chỉ cần kiên nhẫn. Nhưng không ngờ đó là cái bẫy tâm lý do chính mình tạo ra”, anh Bình trải lòng.
Quay trở lại thị trường lao động sau 8 năm “đóng băng” kỹ năng và góc nhìn; anh Bình như một “người học việc”, chật vật để thích nghi, hoang mang trước yêu cầu cạnh tranh; năng suất và khả năng tự thích ứng của khu vực tư nhân.
Rào cản lớn nhất: Tâm lý “biên chế suốt đời”
Theo TS Bùi Thị Ngọc Hiền (Học viện Hành chính và Quản trị công); phần lớn công chức vẫn mang nặng tư duy “việc nhà nước là ổn định”. Đây là di sản của mô hình hành chính công thời bao cấp – nơi tính kỷ luật và ổn định được đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, “trong nền kinh tế thị trường, mô hình này đã không còn phù hợp”, bà Hiền nói; và nhấn mạnh rằng chính tâm lý cũ kỹ là rào cản lớn khiến nhiều công chức bị sốc khi buộc phải thích nghi với môi trường mới.
Theo bà Thanh Nguyễn, CEO của Anphabe; tinh giản biên chế không phải là đặc thù riêng của khu vực công. “Khối tư nhân cũng đang thực hiện mạnh mẽ sắp xếp lại bộ máy, tinh gọn nhân sự, lựa chọn những cá nhân có kỹ năng mới”.
Cũng theo các chuyên gia nhân sự, cán bộ công chức cần định nghĩa lại “sự ổn định” – không phải là giữ một chỗ làm đến lúc nghỉ hưu; mà là luôn có khả năng tồn tại và phát triển trong mọi hoàn cảnh. Việc học tập, nâng cao năng lực; chủ động thích ứng là chìa khóa để tránh bị “đào thải”.
Thay đổi là điều tất yếu – Và cần được đón nhận
Ở tuổi gần 40, anh Bình hiểu rằng quay trở lại thị trường việc làm là một thử thách không dễ dàng; nhưng không thể tránh khỏi. Những người lao động khu vực công, nếu muốn bước tiếp; cần cởi bỏ tâm lý “an phận” và chấp nhận thay đổi.
Bạn bè anh khuyên: “Thời đại này ở đâu cũng phải vật lộn, chiến đấu để tồn tại”. Thật vậy, không ai còn có thể trông chờ vào một tổ chức để đảm bảo tương lai suốt đời. Thay vào đó, chỉ có năng lực thật sự mới có thể bảo vệ người lao động giữa biến động không ngừng của xã hội hiện đại.
Theo: Dantri