Site icon MUC News

‘Chính trị độc tài’ đẩy Trung Quốc và Tập Cận Bình vào thảm họa

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thất bại trong chính sách zero Covid (ảnh: Flickr).

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thất bại trong chính sách zero Covid (ảnh: Flickr).

“Thành tựu chính trị” cần thiết để ông Tập Cận Bình duy trì quyền lực đối với chế độ. Tuy nhiên, các biện pháp hà khắc của ông có thể phản tác dụng và gây nguy hiểm cho Trung Quốc, theo nhận định của học giả Larry Ong.

Ông Larry Ong là nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn rủi ro chính trị SinoInsider có trụ sở tại New York. Ông đã dự báo về sự cải tổ nhân sự của Đại hội Đảng lần thứ 19 và Hai kỳ họp năm 2018 của Trung Quốc với mức độ chính xác cao.

Dưới đây là ý chính trong bài phân tích của học giả Larry Ong trên tờ Vision Times đăng ngày 4/5/2022.

Trung Quốc bất ổn dưới thời Tập Cận Bình

Các biện pháp cứng rắn nhằm kiểm soát dịch Covid-19 trên khắp Trung Quốc và các chính sách hạn chế cao (3 lằn ranh đỏ) nhằm vực dậy lĩnh vực bất động sản đã gây ra những thiệt hại rõ ràng cho nền kinh tế của nước này.

Các nhà kinh tế dự báo sẽ có một cuộc suy thoái khi dòng vốn nước ngoài chảy ra khỏi Trung Quốc gia tăng do chính sách “zero-COVID”; và tình bạn “không giới hạn” của ông Tập với Nga khiến phương Tây nổi giận, cùng các bóng ma trừng phạt.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Trung Quốc do các đợt phong tỏa hà khắc, nạn tham nhũng và sự kém cỏi của quan chức như ở Thượng Hải khiến sự bất mãn của người dân tăng lên và dẫn đến bất ổn xã hội lớn hơn.

Theo nhận định của học giả Larry Ong, cuộc chơi chính trị có thể khiến Trung Quốc và Tập Cận Bình rơi vào thảm họa (ảnh: Wikimedia Commons).

Vào cuối tháng 4, ông Tập đã tiến hành một số biện pháp khắc phục nhằm xoay chuyển tình thế. Tuy nhiên, những khiếm khuyết vốn có trong hệ thống ĐCSTQ, một bộ máy rối loạn chức năng và cuộc đấu tranh bè phái trong giới tinh hoa của Đảng khiến Bắc Kinh không có khả năng giải quyết những rắc rối của mình.

Trước những thách thức này, ông Tập khó có thể từ bỏ hoặc thừa nhận thất bại trong các chính sách lớn đã trở thành một phần di sản chính trị của ông với tư cách là người đứng đầu chế độ. Việc bảo tồn di sản chính trị này thậm chí còn trở nên quan trọng hơn tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ dự kiến ​​diễn ra vào cuối năm nay, khi ông Tập đặt mục tiêu cho nhiệm kỳ thứ ba là 5 năm tại vị.

Nhưng có thể việc ông Tập quá phụ thuộc vào quyền lực độc tài của Đảng đã làm tổn hại đến sự ổn định của chế độ và gây nguy hiểm cho sự cai trị của chính ông ta.

Khác biệt giữa tuyên truyền và thực tế

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình luôn nỗ lực thể hiện năng lực cầm quyền của mình, và với tư cách là người đứng đầu ĐCSTQ đã nêu bật ưu thế về tư tưởng và chính trị của ĐCSTQ thông qua các chính sách.

Năm 2021, ông Tập đã thông qua một “nghị quyết lịch sử” để phân biệt mình với những người tiền nhiệm – Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào – và tự coi mình là “vị cứu tinh” của Đảng và đất nước.

Tuy nhiên, tất cả những thành tựu mà ông Tập đạt được đều khiến chế độ và người dân Trung Quốc phải trả giá đắt.

Các chính sách quân sự, đối ngoại hiếu chiến và bành trướng của ông đã cảnh báo thế giới về tham vọng toàn cầu của ĐCSTQ. Điều đó gây áp lực địa chính trị lớn hơn chống lại Bắc Kinh trong những năm gần đây. Các chính sách đối nội của ông Tập đang khiến cả giới tinh hoa của Đảng lẫn các quan chức xa lánh; làm kinh tế Trung Quốc suy thoái trầm trọng hơn; đẩy dòng vốn chảy ra khỏi Bắc Kinh nhanh chóng và khiến người dân dần mất niềm tin vào chế độ.

Các chính sách của ông Tập – đặc biệt là các biện pháp “zero-COVID” – đã khiến công chúng Trung Quốc xa lánh. Sự bất bình của xã hội có thể thấy rõ nhất ở Thượng Hải. Các quan chức bị phát hiện lạm dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân, hoặc bị áp chế bởi các yêu cầu giữ Omicron trong vòng cấm.

Người dân ở Thượng Hải biểu tình phản đối các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt vì mục tiêu zero-Covid (ảnh chụp từ clip).

Hồi cuối tháng 4, người dân Thượng Hải đã đập xoong chảo vào ban đêm để phản đối tình trạng thiếu lương thực. Họ tình cờ phát hiện một kho chứa đầy rau thối của chính phủ dường như đã bị quan chức địa phương giữ lại thay vì phân phát cho các gia đình. Nhiều cư dân cũng phản đối các yêu cầu test COVID-19 lặp đi lặp lại và các biện pháp phong tỏa quá mức.

Thay vì là “vị cứu tinh” của Đảng và đất nước, Tập Cận Bình ngày càng bị coi là một bạo chúa tàn ác cần phải nổi dậy chống lại.

Trung Quốc rơi vào cảnh “không lối thoát”

Chính quyền Tập đã tìm cách cứu vãn tình hình thông qua chính sách và tuyên truyền. Truyền thông liên tục quảng bá “zero-COVID” là cơ hội thành công tốt nhất của Trung Quốc để chống lại virus, trong khi các chuyên gia y tế chỉ trích quan chức địa phương thi hành quá cứng nhắc. Hàng loạt các chính sách nhằm tạo điều kiện cho “chuỗi cung ứng và hậu cần thông suốt”, giảm bớt các hạn chế của lĩnh vực bất động sản và “tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng” đã được triển khai.

Tuy nhiên, ông Tập rất có thể sẽ thất bại trong việc giải thoát ĐCSTQ khỏi các cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc do chính sách định hình di sản chính trị của ông vẫn còn trên sách vở. Văn hóa chính trị độc tài hầu như không thể tác động đến việc thực thi chính sách.

Nhiều nhà kinh tế dự báo tăng trưởng GDP trong quý II của Trung Quốc sẽ biến chuyển tiêu cực do nước này vẫn duy trì chính sách phong tỏa (ảnh chụp màn hình Zing).

Các chính sách của Tập cũng tạo cơ hội cho các cuộc tấn công và phá hoại từ các đối thủ chính trị. Theo giới quan sát, những kẻ thù bè phái của ông Tập đã đứng sau việc Thượng Hải xử lý đại dịch thảm hại.

Mặc dù ông Tập chắc chắn phải chịu phần lớn trách nhiệm về các chính sách của mình; nhưng không thể loại trừ khả năng các đối thủ của ông ta sẽ nắm bắt cơ hội để làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Ông Tập có nguy cơ mất một số quyền lực do các chính sách tàn phá của mình. Ông có thể tránh được số phận của Mao bằng cách đẩy mạnh nỗ lực đánh bại các đối thủ bè phái thông qua chiến dịch chống tham nhũng. Tuy nhiên, sự leo thang mâu thuẫn nội bộ Đảng có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh của ĐCSTQ nói chung.