Tại quần đảo Tokara, những ngày qua liên tục xảy ra hàng trăm trận động đất với cường độ tăng dần, khiến người dân hoang mang và giới chuyên gia lo ngại về nguy cơ một siêu động đất có thể sắp xảy ra tại khu vực nhạy cảm địa chất này.
- Cháy rừng lớn tại núi Bàn Cờ (Nghệ An): Hơn 100 người tham gia dập lửa trong đêm
- Thời tiết hôm nay 1/7: Miền Bắc mưa lớn, cảnh báo lốc sét và mưa đá
- Iran tăng cường bảo vệ lãnh tụ tối cao Khamenei trước âm mưu ám sát bí mật của Israel
685 trận động đất chỉ trong 10 ngày – Dấu hiệu đáng lo ngại
Theo số liệu từ Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, từ ngày 21/6 đến 1/7, khu vực Tokara đã ghi nhận tới 685 cơn địa chấn, với độ lớn dao động từ 3.0 đến 5.1 độ Richter. Trận gần nhất, được xác định xảy ra vào 7h30 sáng ngày 1/7 (giờ địa phương); khiến người dân trong khu vực hoang mang; lo sợ một biến cố địa chất lớn có thể xảy ra.
Đây là tần suất động đất dày đặc chưa từng được ghi nhận tại vùng biển phía Nam Nhật Bản – quốc gia vốn nổi tiếng là điểm nóng địa chấn trên thế giới do nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.
Chuyên gia địa chất cảnh báo: Có thể là dấu hiệu của siêu động đất
Phó giáo sư Yokose Hisayoshi – chuyên gia địa chấn tại Đại học Kumamoto – cho biết; nguyên nhân gây ra chuỗi động đất này là do cao nguyên đại dương Amami đang tiếp tục chìm xuống dưới mảng kiến tạo Philippines. Quá trình này dẫn đến va chạm với mảng Á – Âu (Eurasia Plate), tạo ra một đới hút chìm (subduction zone) – khu vực có khả năng tích tụ năng lượng địa chất lớn và phóng thích dưới dạng các trận động đất mạnh.
Sự di chuyển, liên tục và khó lường của các mảng kiến tạo ở đây; khiến giới chuyên môn lo ngại về nguy cơ xảy ra một trận siêu động đất (megaquake) – thường có độ lớn trên 8 độ Richter; kèm theo sóng thần (tsunami) cực kỳ nguy hiểm.
Nhật Bản đã sẵn sàng đối phó với nguy cơ này chưa?
Hiện tại, chính quyền và các cơ quan phòng chống thiên tai ở Nhật Bản; đang theo dõi sát sao tình hình tại quần đảo Tokara. Người dân khu vực được khuyến cáo:
- Luôn theo dõi cảnh báo từ Cơ quan Khí tượng Nhật Bản.
- Chuẩn bị bộ sơ tán khẩn cấp, bao gồm lương thực, nước uống, thuốc men và đèn pin.
- Lập kế hoạch di tản an toàn, nhất là với những hộ dân sống gần ven biển hoặc đảo nhỏ.
Sự gia tăng bất thường, về tần suất địa chấn tại quần đảo Tokara; không chỉ là lời cảnh báo với người dân địa phương; mà còn là dấu hiệu cho thấy những biến động sâu sắc trong hoạt động kiến tạo địa tầng dưới lòng đại dương. Dù chưa thể khẳng định một trận siêu động đất sẽ xảy ra; nhưng sự chuẩn bị chủ động luôn là điều cần thiết để giảm thiểu thiệt hại khi thảm họa xảy đến.
Theo:VOV