Ngày 16/9, một trận động đất mạnh 6 độ Richter đã xảy ra tại huyện Lô, thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Chấn động được cảm nhận rõ ở Thành Đô, Trùng Khánh và những nơi khác.
Theo trắc định của Trung tâm mạng lưới động đất Trung Quốc, trận động đất xảy ra vào lúc 4 giờ 33 phút sáng ngày 16/9. Tâm chấn nằm ở huyện Lô, thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Tâm động đất sâu khoảng 10 km, thuộc “Địa chấn tầng nông”. Đến 4 giờ 55 phút, huyện Lô một lần nữa ghi nhận dư chấn 2,8 độ richter với tâm trấn sâu 15 km.
Người dân nói trận động đất Lô Châu, Tứ Xuyên là ‘thảm họa nhân tạo’
Thông tin của các kênh truyền thông Đại lục cho biết tính đến 11 giờ trưa hôm đó, trận động đất đã khiến 3 người chết và gần 100 người bị thương.
9月16日凌晨4时半左右,中国四川省泸州市泸县发生6级地震,造成部分房屋倒塌。
— BBC News 中文 (@bbcchinese) September 16, 2021
新华社引述泸县新闻办称,截至11时,地震已造成3人死亡,3人重伤,85人轻伤,紧急转移超过7万人。 pic.twitter.com/j7MNfosRqk
Về trận động đất lần này, người dân địa phương tiết lộ, đó không phải là một thảm họa tự nhiên thuần túy; họ tin rằng đây là sự cố do khai thác khí nham thạch gây ra.
Ông Hà, một chủ nhà máy rượu địa phương chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do, việc khai thác dầu đá phiến và khí đá phiến dù là ở Lô Châu, hay Tự Cống, Nghi Tân, và ở toàn bộ khu vực phía nam Tứ Xuyên đã dẫn tới thường xuyên xảy ra động đất; đây là bí mật đã được công khai.
Ông bày tỏ, khu vực địa phương không nằm trong dải địa chấn, trước đây chưa từng xảy ra động đất. Nhưng trong năm qua, những trận động đất có cường độ 2, 3, 4 độ richter luôn xảy ra. Năm nay đã xuất hiện nhiều lần.
Ông Hà chia sẻ, những năm gần đây khu vực địa phương “đều khoan khí đá phiến”; chỉ chưa đầy 10 km đã có rất nhiều nơi khoan. Ông nói “Mọi người đều biết”, “tuy nhiên người dân không thể lên tiếng”.
Nói đến đây ông Hà bất ngờ hỏi phóng viên: “(Bạn) là người của truyền thông trong nước hay nước ngoài?” Sau khi nghe nói là “nước ngoài”, ông không dám nói tiếp.
Theo tiết lộ của những người biết rõ tình hình tại địa phương, Chi nhánh mỏ dầu Triết Giang trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc chính là đơn vị đang khai thác khí đá phiên tại đây. Đối với các doanh nghiệp trung ương này, chính quyền địa phương cấp huyện thậm chí toàn bộ quan chức tỉnh Tứ Xuyên đều thiếu quyền quản lý cơ bản. Địa phương chỉ có thể gánh chịu những nguy cơ tiềm ẩn to lớn do họ mang lại.
Từ tháng 2 năm 2019 đến nay, do thường xuyên xảy ra động đất, đã có nhiều hoạt động kháng nghị nhằm vào các công ty khai thác dầu khí ở khu vực phía nam Tứ Xuyên, thậm chí dẫn đến xung đột giữa cảnh sát và dân thường. Tuy nhiên do bên kia là doanh nghiệp trung ương, khai thác dưới danh nghĩa là thực hiện theo chiến lược quốc gia, nên người dân và chính quyền địa phương không thể phản kháng.
Sau vụ việc, chính quyền huyện Lô từ chối trả lời tích cực bất kỳ câu hỏi nào với đài Á Châu Tự Do; các cuộc điện thoại tới Chi nhánh mỏ dầu Chiết Giang cũng không có người nghe.
Chuyên gia địa chất: Khai thác khí đá phiến có thể dẫn tới động đất
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông đại lục, đối với trận động đất lần này ở Lô Châu, Tứ Xuyên, nhà địa chất đại lục Phạm Hiểu đánh giá sơ bộ, có liên quan lớn đến việc khai thác khí đá phiến. Ông nói, vì trận động đất nằm ở lòng chảo Tứ Xuyên, khu vực “Vùng đứt gãy” của núi Hoa Oánh, mà hoạt động khai thác khí đá phiến của huyện Lô, độ sâu của giếng khoan đạt tới 4km.
Ông nói: “Trận động đất mạnh 6 độ Richter này có liên quan đến thời gian và không gian khai thác khí đá phiến ở huyện Lô”. Ông cũng cho rằng cần phải phân tích và nghiên cứu thêm dữ liệu để đưa ra kết luận chính xác.
Nguyên tắc khai thác khí đá phiến là sử dụng giếng khoan, sau đó trộn hỗn hợp nước, cát, chất hóa học, sử dụng áp suất cao bơm vào tầng nham thạch, thúc đẩy “nham thạch” vỡ vụn, sau đó thu lấy khí tự nhiên tỏa ra. Trong toàn bộ quá trình khai thác, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đứt gãy địa tầng dưới lòng đất.
Ông cũng nói: “Nếu có cách nhìn nghiêm chỉnh về vấn đề này, trước khi khai thác khí tại khu vực cần tiến hành các công tác phòng bị, thì chắc chắn có thể giảm thiểu tổn thất về một số phương diện”.
Về dự báo động đất, từ năm ngoái ông Phạm Hiểu đã từng đăng tải bài viết có liên quan. Trọng điểm của bài viết là phân tích mối quan hệ giữa địa chấn lòng chảo Tứ Xuyên và việc khai thác khí đá phiến. Tuy nhiên không lâu sau bài của ông đã bị mạng xã hội Wechat xóa bỏ.
Khai thác khí đá phiến tại Tứ Xuyên dẫn tới liên tiếp xuất hiện động đất?
Thực tế, việc khai thác dầu đá phiến dẫn đến động đất là đề tài thường xuyên gây ra tranh luận.
Theo ghi chép của Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc, kể từ năm 2018 đến nay, có hơn 50 lần trong khu vực trực thuộc bốn thành phố Nôi Giang, Tự Cống, Lô Châu và Nghi Tân bị giám sát có xuất hiện động đất.
Huyện Hưng Văn và huyện Củng ở phía nam lòng chảo khu vực Tứ Xuyên đều thuộc về khu vực quản lý của thành phố Nghi Tân, Tứ Xuyên. Hai địa phương này nhiều năm trước đây bị đưa vào “Trường Ninh – Uy Viễn – Khu vực sử dụng toàn diện khí đá phiến quốc gia”. Trong khu vực đó có các dự án khai thác khí đá phiến trực thuộc công ty dầu mỏ Trung Quốc thuộc sở hữu của sở năng lượng quốc gia”.
Theo báo cáo của Seismological Research Letters, một tạp chí của Hội địa chấn học Hoa Kỳ, năm 2018, trận động đất đất 5,7 độ Richter ở huyện Hưng Văn và trận động đất 5,3 độ Richter ở huyện Củng tỉnh Tứ Xuyên “có thể” do các hoạt động Thủy lực cắt phá gần đó gây ra. (Thủy lực cắt phá là kỹ thuật khai thác mỏ bằng cách dùng áp suất chất lỏng để làm nứt các tầng đá trong lòng đất. Đường nứt sẽ chạy theo mạch đất thiên nhiên, khai mở những khoáng chất vốn bị nén chặt trong lòng đất)
Theo các báo cáo chính thức, 18 người đã bị thương trong hai trận động đất, và nhiều ngôi nhà bị hư hại nghiêm trọng.
Tuy nhiên, báo cáo của “Earthquake Research Letters” cũng chỉ ra rằng họ không có dữ liệu Thủy lực cắt phá chính xác hơn để hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa việc “đổ nước” của quá trình thủy lực cắt phá và hoạt động địa chấn.
Mười năm qua, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ, cộng thêm hiện nay chiến tranh thương mại Trung Mỹ vẫn còn chưa hạ nhiệt, ĐCSTQ coi kỹ thuật “Thủy lực cắt phá” tự thao tác này như cây lúa cứu mạng.
Tháng 2 năm 2019, một số cư dân trong khu vực khai thác dầu đá phiến tại Tứ Xuyên bao vây cơ quan chính quyền huyện để phản đối.
Vào tháng 2 năm 2019, một số dân làng ở khu khai thác dầu đá phiến Tứ Xuyên từng bao vây chính quyền quận để phản đối. Đứng đối diện với người dân là các doanh nghiệp trung ương đang khai thác với danh nghĩa “chiến lược quốc gia”; người dân và chính quyền địa phương đều bất lực trong việc phản kháng.
Theo tin của Tinh Đảo nhật báo, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Hồng Kông Trung Quốc đã tiến hành một nghiên cứu về chuỗi động đất ở phía nam lưu vực Tứ Xuyên vào năm 2019 và phát hiện ra rằng các vết nứt địa chấn và sự đứt gãy do khai thác khí đá phiến có chiều sâu trùng hợp.
Vào tháng 8, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một báo cáo khẳng định rằng các hoạt động khai thác khí đá phiến có thể gây ra động đất.
Một cư dân mạng Weibo cho biết, “Tứ Xuyên đã nằm trong vùng động đất. Chúng tôi không hiểu chiến lược lớn của nhà nước. Chúng tôi chỉ muốn có một ngôi nhà ổn định một chút”.
Đi theo “cuộc cách mạng dầu đá phiến” của Mỹ? Phân tích: Khó khăn trùng trùng
Về việc người dân lên tiếng phản kháng, chính phủ chưa bao giờ để ý tới. Theo tin Tân Hoa Xã, trong những năm quá, chỉ riêng PetroChina đã đầu tư 28 tỷ nhân dân tệ vào việc thăm dò và phát triển khí đá phiến ở lưu vực Tứ Xuyên.
Các phương tiện truyền thông cũng đưa tin, Bắc Kinh có thể đưa thăm dò và khai thác dầu đá phiến như một dự án phát triển trọng điểm trong “Kế hoạch 5 năm” lần thứ 14.
Reuters chỉ rõ, Trung Quốc đã lấy cảm hứng từ “cuộc cách mạng dầu đá phiến” ở Hoa Kỳ và bắt đầu thăm dò và khai thác khí đá phiến ở tây nam Tứ Xuyên vào năm 2012.
Tuy nhiên, Yahoo News dẫn lời Tsvetana Paraskova, một nhà phân tích của trang web năng lượng Oil Price, nêu rõ: “Bởi vì điều kiện địa lý của Trung Quốc phức tạp hơn, cộng thêm hầu hết các nguồn khai thác của Trung Quốc đều nằm ở các vùng núi hẻo lánh, thiếu cơ sở vật chất thiết bị cơ bản để khai thác, rất khó để vượt qua các hạn chế để đột phá mở rộng”.
Hiện tại, sản lượng khí đá phiến của Trung Quốc chỉ tương đương 3% sản lượng của Hoa Kỳ vào năm 2020. Do hiệu quả khai thác của Trung Quốc quá thấp và không phù hợp với giới hạn về hiệu quả và lợi ích kinh tế, các công ty dầu mỏ quốc tế đã rút vốn đầu tư vào hoạt động khai thác dầu đá phiến của Trung Quốc.
Về vấn đề này, Paraskova bày tỏ, trong điều kiện địa chất và không có kỹ thuật quốc tế cũng như năng lực kinh tế xuất sắc, hoạt động khai thác của Trung Quốc liên tiếp nghiêng ngả, e rằng khó có thể làm theo được kinh nghiệm thành công của Hoa Kỳ.
Sự thật bị che giấu về “Động đất Đường Sơn”
Những người ngoài cuộc tin rằng trận động đất ở Tứ Xuyên trong những năm gần đây phần lớn là do dã tâm kinh tế không gì không dám làm và chủ nghĩa bá quyền của ĐCSTQ.
Đằng sau nhiều thảm họa thiên nhiên lớn kể từ khi ĐCSTQ soán quyền, còn có những yếu tố thảm họa do con người gây ra, tạo ra nhiều thảm họa thiên nhiên ngoài dự đoán và gây tổn thất về mạng người càng lớn hơn. Những trận động đất mang đầy tính chất Trung Hoa như vậy có rất nhiều.
Nhắc đến thảm họa và động đất do con người tạo ra, không khó để nghĩ đến trận động đất ở Đường Sơn khiến hơn 200.000 người thiệt mạng vào năm 1976.
Today On July 27, 1976 #Tangshan #Earthquake, 8.2 in #magnitude kills over 240,000 #Northern #China pic.twitter.com/n80gg8HHsU
— You Know Nothing (@uknowno2ing) July 27, 2017
Sáng sớm ngày 28/7/1976, tại thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đã xảy ra “trận động đất cực lớn” có cường độ trên 8 độ Richter, lúc đó tâm chấn cách mặt đất 12 km. Thị trấn công nghiệp với dân số hơn một triệu người này đã biến thành đống đổ nát chỉ trong khoảnh khắc, hàng trăm nghìn người đã gặp nạn.
Từ cuối năm 1975, cho đến ngày 27 tháng 7 năm 1976, tức là một ngày trước trận động đất, các trạm địa chấn ở Đường Sơn không ngừng đưa ra báo động, hiển thị nguy cơ xuất hiện động đất mạnh, bao gồm các biện pháp như dự báo bằng văn bản, áp phích chữ lớn, điện tín… Cảnh báo động đất từ Đường Sơn và các khu vực lân cận đã liên tục được truyền tới Cơ quan quản lý động đất quốc gia.
Tuy nhiên, các nhà chức trách chưa bao giờ đưa ra cảnh báo về động đất mạnh tới dân chúng.
Sau thảm họa, các nhà chức trách đã chuyển trách nhiệm cho người dân, nói rằng việc này “không liên quan trực tiếp đến chính quyền” vì khi động đất xảy ra “mọi người đang ngủ”.
Kỳ tích Thanh Long “vượt đường ray” trong trận động đất ở Đường Sơn
Tuy nhiên ngay giữa thảm họa to lớn xảy ra ở nơi thâm sơn cùng cốc này, tại một địa phương đã xảy ra kỳ tích. Điều này cũng cho thấy tính cần thiết của những cảnh báo chính thức.
Các quan chức phụ trách công tác động đất ở huyện Thanh Long, Hà Bắc, đã “vượt đường ray” dám mạo hiểm “với chiếc mũ ô sa đội trên đầu”, dự báo tình hình động đất cho toàn huyện và triển khai công tác phòng ngừa.
Ngày 28, khi trận động đất xuất hiện như dự đoán, 180.000 ngôi nhà bị sập và hư hại. Toàn huyện Thanh Long có 470.000 dân, nhưng không ai bị thiệt mạng, thậm chí hàng chục ngàn thợ mỏ đã sống sót nhờ các biện pháp phòng chống động đất. Đây được gọi là “Kỳ tích Thanh Long”.
Tuy nhiên, vào dịp kỷ niệm 20 năm xảy ra trận động đất ở Đường Sơn, Cục quản lý động đất Trung Quốc đã phản đối việc công bố kỳ tích này cho các phương tiện truyền thông.
Trận động đất ở Đường Sơn cách đây 45 năm không phải là một thảm họa thiên nhiên “đột nhiên xuất hiện”, mà là bi kịch xảy ra sau nhiều lần dự báo nhưng bị trấn áp. Kỳ tích Thanh Long trong thảm kịch cũng chứng minh cho mọi người thấy rằng sự dự báo và chuẩn bị của các chính quyền thực sự có hiệu quả 100%.
Tuy nhiên ĐCSTQ chưa bao giờ rút ra được bài học giáo huấn, họ đã che giấu đại dịch và gây ra thảm họa toàn cầu, không thông báo trước dẫn tới lũ lụt ở Trịnh Châu. Vô số người đã bị mất đi sinh mệnh đúng là lịch sử đang tái diễn.
Hiện nay, Tứ Xuyên đã ở trong khu vực nhạy cảm thường xuyên xảy ra động đất, nhưng chính quyền vẫn không quan tâm tới sống chết của dân, tiếp tục khai thác tài nguyên để thu lợi khiến người ta không khỏi lo lắng, tiếp theo không biết người dân sẽ ra sao?
Theo Epoch Times
Biên dịch: Thanh Mai