Site icon MUC News

Nền kinh tế Trung Quốc có thể tồn tại hay không khi các công ty ồ ạt chuyển hoạt động sản xuất?

Thêm nhiều công ty nước ngoài rút vốn khỏi Trung Quốc (ảnh minh họa từ Pxhere).

Thêm nhiều công ty nước ngoài rút vốn khỏi Trung Quốc (ảnh minh họa từ Pxhere).

Các công ty ồ ạt chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc; điều này đặt ra vấn đề liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể tồn tại hay không, theo ông James Gorrie, tác giả cuốn sách “The China Crisis” (tạm dịch: Cuộc khủng hoảng Trung Quốc).

https://cdn.mucnews.com/wp-content/uploads/2021/10/kinh-te-tq.mp3
Audio bài viết

Trong bài bình luận trên The Epoch Times, ông Gorrie cho hay, các tin tức tiêu cực về nền kinh tế Trung Quốc giống như “chảy từ giếng không đáy”. Vụ vỡ nợ của Evergrande đang diễn ra. Bóng tối lờ mờ của cuộc khủng hoảng nợ không đủ để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lo lắng.

Xu hướng chuyển hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc

“Nearshoring” là xu hướng các công ty đang chuyển hoạt động sản xuất của họ sang các quốc gia gần với thị trường chính của họ.

Theo ông Gorrie, việc chuyển hoạt động sản xuất từ quốc gia này sang quốc gia khác rất tốn kém và mất nhiều năm lập kế hoạch. Các doanh nghiệp chỉ rời đi khi họ đánh giá việc ở lại Trung Quốc có tác động tiêu cực kéo dài đến thu nhập trong tương lai và thậm chí là khả năng tồn tại của họ.

Ông Gorrie bình luận: “Thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng tồi tệ nhất trong lịch sử. Chính quyền Trung Quốc là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng trên toàn cầu. Bắc Kinh thể hiện rõ thái độ hèn hạ trong đại dịch và nhẫn tâm đối với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19”.

Các nhà sản xuất nước ngoài nhận thấy Bắc Kinh kém hấp dẫn hơn nhiều so với trước đây và nó đã trở thành một xu hướng chính trên thế giới.

Ông Gorrie nhận định, từ góc độ sản xuất, môi trường kinh doanh và chính trị ở Trung Quốc đang xấu đi nhanh chóng. Các yếu tố thương mại cơ bản như chuỗi cung ứng sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc tiếp tục bị gián đoạn bởi nguồn lao động khan hiếm do đại dịch gây ra.

Chi phí tăng và tỷ suất lợi nhuận giảm

Trước đây các công ty Hoa Kỳ hoặc châu Âu có thể tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận bằng cách chuyển hoạt động sản xuất của họ sang Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay chi phí lao động của Trung Quốc thuộc hàng cao nhất trong khu vực.

Năm 2020, chi phí vận chuyển một container hàng hóa từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ khoảng 2.000 USD. Hiện nay, giá đó ít nhất là 12.000 USD.

Theo ông Gorrie, chi phí nhiên liệu tăng và sự khan hiếm sản phẩm có thể sẽ củng cố xu hướng dịch chuyển đó. Các chuyên gia kinh tế dự đoán các vấn đề của chuỗi cung ứng sẽ là một tình huống ngắn hạn.

“Tất cả những yếu tố tổng hợp trên đang khiến nền kinh tế Trung Quốc chìm trong sắc đỏ, bất chấp (GDP) tăng cao. Tỷ lệ tiết kiệm là 34%, cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc không tiêu tiền của họ. Câu hỏi đặt ra tăng trưởng thực sự của nền kinh tế Trung Quốc đang ở đâu? Nó thấp hơn nhiều so với báo cáo của ĐCSTQ”, ông Gorrie cho biết.

Nền kinh tế Trung Quốc đang thất bại

Ông Gorrie cho rằng, ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với sự giảm tốc gần như ngay lập tức về GDP; cũng như những thách thức nghiêm trọng về thất nghiệp. Tóm lại, công việc sản xuất và dòng tiền có xu hướng mất đi khi các nhà sản xuất rời khỏi một quốc gia.

“Trung Quốc mất mát là lợi ích của người khác. Các quốc gia như Việt Nam, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico đang hưởng lợi từ sự “thất bại” của Trung Quốc. Do các quốc gia này có chi phí lao động thấp hơn và thời gian đưa ra sản phẩm ra thị trường nhanh hơn”, ông Gorrie nhận định.

Nearshoring: Sự khởi đầu của kết thúc ĐCSTQ?

Ông Gorrie cho rằng, các công ty rời Trung Quốc khiến quốc gia này đối diện với khủng hoảng thất nghiệp. Điều này có thể làm cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm; do quốc gia này đang “hứng chịu” vụ vỡ nợ Evergrande và những thất bại khác. Cộng thêm những căng thẳng về tổn thất đầu tư và các vấn đề khác; nó cũng có thể gây ra một cuộc “suy thoái sâu” hoặc thậm chí khiến Trung Quốc “trầm cảm”.

“Hai cuộc khủng hoảng kinh tế này không mang lại điềm báo tốt cho nền kinh tế Trung Quốc, cũng như ĐCSTQ. Tăng trưởng kinh tế và toàn dụng lao động là hai trụ cột chứng minh cho sự cai trị của ĐCSTQ; đó là lới hứa mà ĐCSTQ đã hứa với 1,4 tỷ người dân sau vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989″, ông Gorrie bình luận.

Cuối cùng ông Gorrie cho hay, nếu tình trạng trì trệ kinh tế và thất nghiệp kéo dài; có thể một bộ phận đáng kể người dân Trung Quốc cho rằng ĐCSTQ không còn là người cai trị hợp pháp của Trung Quốc. Kết luận như vậy có thể còn phải xem khi nào nó thành hiện thực. Nhưng một điều chắc chắn là xu hướng dịch chuyển đang đến gấn. Nó đang tăng tốc độ và khối lượng khi các nhà sản xuất trên thế giới rời khỏi Trung Quốc. Họ mang theo việc làm và nguồn vốn. Khi xu hướng này phát triển, ĐCSTQ phải đối mặt với những vấn đề lớn hơn.