Site icon MUC News

Nghị sỹ tố cáo nội các Biden ‘thân Trung Quốc’

Ông Joe Biden khi là Phó Tổng thống Mỹ dùng bữa với ông Tập Cận Bình khi ông Tập thăm Mỹ trên cương vị Phó Chủ tịch nước Trung Quốc vào tháng 2/2012 (ảnh: Nhà Trắng).

Ông Joe Biden khi là Phó Tổng thống Mỹ dùng bữa với ông Tập Cận Bình khi ông Tập thăm Mỹ trên cương vị Phó Chủ tịch nước Trung Quốc vào tháng 2/2012 (ảnh: Nhà Trắng).

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang gấp rút “làm thân” với Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua nội các mới của mình.

Đó là nhận định của Thượng nghị sĩ Ted Cruz (Đảng Cộng hòa, bang Texas). Ông Cruz cảnh báo cho rằng cách tiếp cận của ông Biden là một chính sách nguy hiểm.

Trong một video đăng trên Twitter, ông Cruz cảnh báo về những người mà Tổng thống Biden tiến cử vào nội các.

Trả lời phỏng vấn của The Epoch Times qua email, thượng nghị sỹ Cruz cho rằng Trung Quốc “đặt ra mối đe dọa địa chính trị lớn nhất và duy nhất đối với Hoa Kỳ trong thế kỷ tới”.

“Một trong những mô hình thực sự đáng lo ngại mà chúng ta đã thấy ở những người do ông Biden đề cử vào nội các là họ vội vàng đón nhận những thành phần tồi tệ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Ông Cruz nói thêm: “Tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đồng nghiệp của mình để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta”.

The Epoch Times cho biết họ đã liên hệ với chính quyền Biden để đề nghị bình luận nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi nào.

Vào ngày đầu tiên nhậm chức, Ngoại trưởng Antony Blinken nói với các phóng viên rằng mối quan hệ Mỹ-Trung “được cho là mối quan hệ quan trọng nhất mà chúng ta có trên thế giới”.

Trong khi đó, Thống đốc Gina Raimondo, người được ông Biden đề cử làm Bộ trưởng Bộ Thương mại, đã không cam kết liệu có tiếp tục giữ lệnh cấm với tập đoàn Huawei của Trung Quốc hay không.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump cho Huawei vào danh sách các tổ chức phải có giấy phép đặc biệt mới có thể mua hàng hóa công nghệ Mỹ. Huawei bị nghi ngờ là lực lượng tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Một ứng cử viên khác của chính quyền Biden là bà Linda Thomas-Greenfield, được đề cử làm ứng cử viên chức Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Bà từng gặp nhiều lời chỉ trích năm 2019 khi đưa ra bài phát biểu tại một sự kiện do Viện Khổng Tử tài trợ. Viện Khổng Tử bị cáo buộc là tổ chức gián điệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Một nhân vật khác gây tranh cãi của chính quyền Biden là ông Alejandro Mayorkas, Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa. Ông Mayorkas “bị cáo buộc lạm dụng quyền lực của mình để cung cấp các ưu đãi đặc biệt của chính phủ nhằm mang lại lợi ích cho các đảng viên Dân chủ có quan hệ tốt, dẫn đến việc một quan chức cấp cao của Huawei có được thị thực EB-5”, theo một thông cáo báo chí từ văn phòng của thượng nghị sỹ Cruz.

Theo Wikipedia, chương trình thị thực EB-5 cho phép các doanh nhân nước ngoài đầu tư vào một doanh nghiệp Mỹ có được thẻ xanh để trở thành thường trú nhân của Mỹ.