Các học giả Đài Loan mới đây đã phân tích tình hình khó khăn mà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối mặt, theo Secret China ngày 5/9.
Bài báo cho biết: “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đến gần, việc phân bổ quyền lực và bố trí nhân sự của các cơ quan chức năng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tình hình chính trị ở Trung Quốc, mà còn có tác động đến tình hình quốc tế và xuyên eo biển (Đài Loan)”.
Hãng thông tấn CNA đưa tin, Tổ chức Văn hóa Long Ứng Đài (Long Yingtai) đã tổ chức một hội thảo có chủ đề “Tập Cận Bình: Tình hình mới sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20” tại Đài Bắc (Đài Loan) vào ngày 4/9. Một trong các diễn giả là Giáo sư Khấu Kiện Văn (Kou Jianwen), thuộc trường Quan hệ Quốc tế của Đại học Quốc lập Chính trị (NCCU) Đài Loan.
Giáo sư Khấu cho rằng chắc chắn quyền lực sẽ tiếp tục tập trung vào lãnh đạo tối cao ở Trung Quốc; ông Tập Cận Bình sẽ không chia sẻ quyền lực do không có cảm giác an toàn.
Giáo sư cũng đề cập rằng ông Tập Cận Bình đã nắm quyền được 10 năm, điều này đã gây ra những thay đổi lớn đối với hệ thống đảng-nhà nước của Trung Quốc. Ông Khấu cho bết việc nhà nước tăng cường kiểm soát xã hội và chính trị thể hiện ở việc thành lập nhiều nhóm lãnh đạo của Ủy ban Trung ương sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, chịu trách nhiệm điều phối liên bộ, trong đó có nhiều cơ quan do chính Tập Cận Bình đứng đầu.
Tập Cận Bình đối mặt với 3 cuộc khủng hoảng của Trung Quốc
Mặt khác, ông Tập Cận Bình cũng đang gặp phải những khó khăn lớn. Nhà kinh tế tổng hợp Đài Loan Wu Jialong cho biết ông Tập có ba vấn đề cần lo lắng:
Thứ nhất: Ông Tập Cận Bình phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế cùng lúc, đặc biệt là sau khi vỡ bong bóng bất động sản, về cơ bản nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được cứu.
Để tránh bị phơi bày thất bại này, ông Tập tiếp tục áp dụng các biện pháp chống dịch quyết liệt. Dù nó có thể khiến nền kinh tế đi xuống, ông Tập cũng không chần chừ, theo nhà kinh tế Wu Jialong. Chiến dịch chống dịch có thể giúp nhà lãnh đạo che đậy sự thất bại của bản thân nền kinh tế; bởi vì người dân không thể phân biệt được nguyên nhân thất bại là do điều hành kinh tế hay do dịch bệnh.
Thứ hai, ông Tập Cận Bình biết rằng quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc về cơ bản không có khả năng tấn công Đài Loan. Các cuộc diễn tập rầm rộ xung quanh Đài Loan không thể răn đe được Đài Loan, nhưng giúp ông Tập thể hiện rằng mình rất nghiêm túc trong việc xử lý vấn đề Đài Loan, từ đó yêu cầu mọi người cho ông ta giữ ghế thêm nhiệm kỳ thứ ba.
Thứ ba là khó khăn từ mối quan hệ Mỹ – Trung đang xấu đi. ĐCSTQ cho rằng Hoa Kỳ đang suy yếu, và điểm yếu của Hoa Kỳ có thể bị lợi dụng thông qua “xâm nhập đỏ”, vì vậy ông Tập đã thách thức Hoa Kỳ. Kết quả là, Hoa Kỳ đã phát hiện ra tham vọng bành trướng và bá quyền của ĐCSTQ.
Ông Wu Jialong nói: “Nhìn bề ngoài, Hoa Kỳ và Trung Quốc chia sẻ quan hệ ngoại giao, nhưng trên thực tế họ đang tính toán với nhau và đấu đá lẫn nhau rất gay gắt”.
Nói tóm lại, ông Tập Cận Bình đang đối mặt với ba cuộc khủng hoảng lớn: cơn bão kinh tế, mối quan hệ xấu đi với Đài Loan, và mối quan hệ rạn nứt với Hoa Kỳ, theo nhà phân tích Wu.
Ông Wu cho biết việc đối mặt với một cuộc khủng hoảng không phải là đáng sợ, mà điều khủng khiếp nhất là không có giải pháp nào cả. Hơn nữa, không chỉ 3 cuộc khủng hoảng xảy ra một lúc, mà nhiều rắc rối hơn sẽ còn xảy đến.
Tập Cận Mình “giấu mình chờ thời”
Giới phân tích cho biết ĐCSTQ đang đối mặt với nhiều khó khăn, khiến nhà lãnh đạo phải giữ gìn lực lượng.
Tokyo đã nêu bật mối đe dọa của Trung Quốc để lý giải cho việc tái thiết vũ trang tại Nhật Bản. Hoa Kỳ luôn muốn giải quyết sớm sự trỗi dậy của ĐCSTQ để duy trì quyền bá chủ thế giới, vì vậy họ chống lại ĐCSTQ.
Nhà phân tích Wu Jialong nói rằng Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan đã bước vào một giai đoạn lịch sử của hợp tác chiến lược ba bên, và ĐCSTQ rõ ràng không thể làm gì để chống lại điều đó.
Hơn nữa, Úc, Ấn Độ và Châu Âu cũng sẵn sàng hỗ trợ Mỹ bất cứ lúc nào với tư cách là đồng minh. Trong khi đó, đồng minh chính của ĐCSTQ là Nga đã bị tiêu hao bởi cuộc chiến Ukraine và không thể tự giải thoát chính mình.
Theo ông Wu, Hoa Kỳ không đưa quân đến Ukraine, chính là để chuẩn bị đưa quân đến Tây Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc.
Nhà phân tích Wu Jialong cho biết, điều duy nhất mà ông Tập Cận Bình có thể làm lúc này là “giữ sức”, giữ ghế. Rốt cuộc thì “chỉ cần còn núi xanh, thì lo gì không có củi đốt”.
Nhưng “ông Tập Cận Bình phải cố gắng không để cho Hoa Kỳ nhìn thấy ông ta đang áp dụng chiến lược này”, theo nhà phân tích Wu Jialong.
Có thể bạn quan tâm: