Sáng ngày 5/1, tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) xảy ra liên tiếp 4 trận động đất có độ lớn từ 3,0 – 3,6 độ richter.
- Hà Nội: ‘Ông trùm’ trốn bệnh viện tâm thần ra ngoài điều hành nhóm tín dụng đen
- CLIP: Bố mẹ đi vắng, 2 cháu nhỏ bị cướp vào nhà dọa nạt lấy tài sản
- Video: Chiêm ngưỡng cây quất thế ‘căng buồm vượt trùng dương’ giá 100 triệu đồng ở Hà Nội
Thông tin trên được trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện vật lý địa cầu (Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) cho biết.
Cụ thể, vào khoảng 1h23, 2h03, 3h02 và 3h51 tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra động đất có độ lớn lần lượt 3,6; 3,0; 3,4 và 3,4.
4 trận động đất này đều không gây rủi ro về thiên tai. Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đang tiếp tục theo dõi.
Theo Tuổi Trẻ, từ tháng 4 đến tháng 11/2021, huyện Kon Plông ghi nhận hàng chục trận động đất. Riêng tháng 11, địa phương này xảy ra 10 trận động đất nhỏ. Tháng 6/2020, Viện Vật lý địa cầu cử cán bộ đến Kon Tum thiết lập trạm quan trắc, thu thập số liệu để nghiên cứu, cảnh báo nguy hiểm.
Ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết khu vực Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng thuộc đới đứt gãy nhỏ. Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng các trận động đất tại khu vực này độ lớn không quá 5,0.
Nguồn tin từ báo Lao Động, các đợt rung chấn có thể là động đất kích thích do các nhà máy thủy điện tích nước, giống như từng xảy ra với thủy điện Sông Tranh 2 ở tỉnh Quảng Nam. Động đất xảy ra liên tiếp sau khi hồ chứa tích nước, lại xảy ra trên đới đứt gãy từng ghi nhận động đất kích thích.
Trong những năm gần đây, hàng loạt dự án thủy điện vừa và nhỏ được khởi công, xây dựng ở tỉnh Kon Tum đã và đang gây nhiều hậu quả nặng nề lên đời sống, kinh tế người dân. Qua rà soát đến nay trên địa bàn tỉnh có 81 vị trí thủy điện vừa và nhỏ được phê duyệt quy hoạch, tổng công suất lắp máy 868,8 MW.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân và chính quyền khu vực này cần quan tâm đến các yếu tố kháng chấn trong xây dựng; hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất mạnh.