Site icon MUC News

Trung Quốc cài được Hồ Bân Sâm vào ban điều hành Interpol bấp chấp sự phản đối của những người bảo vệ nhân quyền

Hồ Bân Sâm, quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, được bầu vào ban điều hành Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol (ảnh chụp màn hình whatsnow.news).

Hồ Bân Sâm, quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, được bầu vào ban điều hành Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol (ảnh chụp màn hình whatsnow.news).

Hồ Bân Sâm (Hu Binchen), một quan chức an ninh cấp cao của Trung Quốc, đã được bầu vào ban điều hành của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol). Việc quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành một trong 13 thành viên điều hành tổ chức này đã gây bất bình đối với những người bảo vệ nhân quyền trên thế giới.

Ngày 25/11 tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, Hồ Bân Sâm, quan chức Bộ Công an Trung Quốc, đã được bầu vào vai trò giám sát tại cơ quan chống tội phạm toàn cầu Interpol, bất chấp sự phản đối của các nhóm nhân quyền và các nhà lập pháp từ 20 quốc gia.

Hồ Bân Sâm, Phó tổng cục trưởng Cục điều phối quốc tế của Bộ Công an Trung Quốc, đã giành được một trong hai ghế đại diện cho châu Á trong ủy ban điều hành của Interpol.

Cơ quan toàn cầu cho biết chủ tịch sắp tới cũng đã được bầu trong cuộc họp đại hội đồng Interpol tuần này. Ahmed Nasser al-Raisi của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã giành được vai trò này. Praveen Sinha của Ấn Độ giành ngôi Á quân còn lại.

Theo báo cáo của SCMP, việc Hồ Bân Sâm và al-Raisi được bầu đã làm thất vọng các nhóm nhân quyền và các nhà lập pháp, vì 2 nhân vật này là các quan chức của hai chính quyền bị cáo buộc là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Trước khi cuộc bầu cử diễn ra, các nhà hoạt động nhân quyền từng gióng lên hồi chuông báo động về ứng cử viên Trung Quốc Hồ Bân Sâm. Tuy nhiên, những nỗ lực đó đã không có kết quả.

Hầu hết các chính trị gia và các nhà hoạt động nhân quyền đều tin rằng việc bầu Hồ Bân Sâm vào ban điều hành có thể “bật đèn xanh cho chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục lạm dụng Interpol”. Nhà cầm quyền Bắc Kinh có thể lạm dụng “lệnh truy nã đỏ” để bắt bớ và giam giữ những người mà họ không thích ở trên khắp thế giới.

Theo tờ báo “Liberation” của Pháp, các nghị sĩ lo ngại rằng họ sẽ chứng kiến ​​”hàng chục nghìn người” lâm vào tình huống nguy hiểm, như những người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ sống ở nước ngoài, người Đài Loan, người Trung Quốc hải ngoại.