Một bức tượng Khổng Tử tại Nam Kinh, Trung Quốc (ảnh: Wikimedia Commons). |
Trung Quốc nói rằng Ấn Độ đang “chính trị hóa” các học viện của Trung Quốc và điều đó là không công bằng.
Tuy nhiên, lý do thật sự cho quyết định của New Delhi là việc Trung Quốc can thiệp vào nền tự do học thuật ở nước ngoài, theo trang tin Wion của Ấn Độ.
Tờ báo này trích dẫn báo cáo ngày 21/3/2019 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, trong đó cảnh báo rằng các Viện Khổng Tử là công cụ để Bắc Kinh làm xói mòn tự do học thuật ở nước ngoài, kiểm duyệt các chủ đề nhạy cảm, trong khi các giáo viên được tuyển dụng dựa trên lòng trung thành với chính quyền Trung Quốc.
Theo báo cáo của HRW, nhiều giáo viên cảm thấy không thoải mái với sự hiện diện của các Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường và cảm thấy cách giảng dạy của họ có thể bị buộc phải thỏa hiệp theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Tại một số trường, ảnh hưởng của Trung Quốc là khá rõ ràng. Chẳng hạn, Wion cho biết có ba chữ “T” bị cấm kị trong các Viện Khổng Tử của Trung Quốc, đó là Tibet (Tây Tạng – vùng lãnh thổ bị Trung Quốc xâm lược vào năm 1951); Taiwan (Đài Loan – hòn đảo độc lập mà Bắc Kinh coi là một tỉnh ly khai); Tiananmen (ám chỉ vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989).
Báo cáo cho biết, các Viện Khổng Tử thường gây áp lực đối với các trường đại học chủ quản ở nước ngoài, để khiến họ phải im lặng trước các vấn đề mà Bắc Kinh không muốn họ đề cập đến.
Wion đưa tin, Ấn Độ có ba Viện Khổng Tử và tất cả các cơ quan này thực chất là cánh tay nối dài của chính phủ Trung Quốc.
Các Viện Khổng Tử được điều hành bởi Hanban, một cơ quan thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc và được điều hành bởi các quan chức trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đến năm 2017, các Viện Khổng Tử có ngân sách là 314 triệu đô la. Theo thông báo của Hanban, tính đến năm 2019, Viện Khổng Tử có 530 cơ sở tại hàng chục quốc gia ở 6 châu lục.
Năm 2012, Hanban công bố kế hoạch thành lập 1000 Viện Khổng Tử trên thế giới tính đến năm 2020. Tuy nhiên, tham vọng này vấp phải làn sóng tẩy chay từ các nước trong những năm gần đây. Nhiều trường đại học tại Hà Lan, Canada, Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Australia đã đóng cửa các Viện Khổng Tử trước những lo ngại về hành vi can thiệp của chính quyền Trung Quốc.