Site icon MUC News

Việt Nam và nhiều nước khác bị tổn hại từ ​sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc

Các dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc gây tổn hại về môi trường, sức khỏe và sinh kế của người dân nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ảnh chụp các công nhân làm việc trong dự án đường sắt Trung Quốc - Lào (ảnh: Twitter).

Các dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc gây tổn hại về môi trường, sức khỏe và sinh kế của người dân nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ảnh chụp các công nhân làm việc trong dự án đường sắt Trung Quốc - Lào (ảnh: Twitter).

Các dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc không chỉ đặt ra những “bẫy nợ khổng lồ”, mà còn gây tổn hại môi trường và sức khỏe của người dân bản địa.

https://cdn.mucnews.com/wp-content/uploads/2021/11/ton-hai-vanh-dai-con-duong.mp3
(Mời quý độc giả nghe bài qua audio)

Tình trạng này được phản ánh trong bài viết mới đây của Secret China. Bài báo viết: “Dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối ngày càng tăng trên khắp thế giới, gây ra vấn đề nợ nần và ô nhiễm môi trường.”

Bài học đau đớn từ Serbia: Tỉ lệ ung thư tăng gấp 4 lần chỉ trong vài năm

Công ty thép lớn thứ hai của Trung Quốc mang tên “Hegang Group” đã mua lại một nhà máy thép ở Serbia, một quốc gia ở khu vực đông nam châu Âu, cách đây 5 năm. Nhưng cũng từ đó, tình trạng ô nhiễm môi trường đã khiến cư dân địa phương rơi vào thống khổ của “căn bệnh ung thư”.

Smederevo, thủ phủ của bang Podunava của Serbia, từng là một vùng đất tươi đẹp nằm bên dòng sông Danube. Giờ đây, khu vực này chìm trong lớp bụi đỏ dày đặc.

Secret China dẫn lời một người dân địa phương cho biết: Họ không dám ra ngoài vì ô nhiễm khói bụi khắp nơi. Điều đáng sợ hơn nữa là số người mắc bệnh ung thư tại thành phố Smederevo đã tăng gấp 4 lần chỉ trong vòng 8 năm.

Những thay đổi nghiêm trọng này xảy ra kể từ năm 2016. Khi đó, công ty thép lớn thứ hai Trung Quốc “Hegang Group” đã mua lại một nhà máy thép ở địa phương.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Trung Quốc đã phớt lờ các tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường của châu Âu. Người dân địa phương bức xúc cho biết tình trạng ô nhiễm đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại đây. 

Đối mặt với bài học cay đắng đó, chính phủ Serbia tuyên bố nếu nhà máy không thể giảm thiểu ô nhiễm thì nó sẽ bị xử phạt hoặc đình chỉ hoạt động.

Congo bị Trung Quốc đốn rừng bất hợp pháp

Một quốc gia khác chịu tàn phá nặng nề từ các công ty Trung Quốc là Cộng hòa Dân chủ Congo.

Một số nhà bảo vệ môi trường cho biết do nhu cầu gỗ đỏ của Trung Quốc rất lớn, nên gỗ đỏ tại Congo đã bị đốn hạ bất hợp pháp; hầu hết là do các công ty Trung Quốc. Từ năm 2001 đến năm 2020, Congo mất khoảng 15,9 triệu ha rừng che phủ, chiếm 8% diện tích rừng của cả nước.

Vào tháng 8 năm 2021, Congo đã buộc phải đình chỉ giấy phép của 6 công ty khai thác Trung Quốc vì lí do môi trường.

Campuchia, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác chịu tổn hại từ Vành đai và Con đường

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền gần đây đã đưa ra một báo cáo; trong đó cáo buộc dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc ở Campuchia đã gây thiệt hại đến đời sống và sinh kế của người dân địa phương.

Báo cáo có tiêu đề “Ngâm trong nước: Tác động nhân quyền của dự án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc tại Campuchia”.

Theo dự án xây đập tại Campuchia, hơn 5.000 người dân sống trong khu vực dự án đã phải di dời đi nơi khác; hàng chục nghìn người khác bị thiệt hại về kế sinh nhai ở thượng nguồn và hạ lưu. 

Tuy nhiên, các nhà chức trách Campuchia, chính quyền Bắc Kinh và China Huaneng, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng dự án, đã không hoàn thành trách nhiệm của họ đối với việc đền bù và đảm bảo cuộc sống cho người dân.

Hơn nữa, dự án đập thủy điện ở Campuchia tác động lớn đến sản lượng thủy sản trong khu vực. Lý do là nhiều loài cá không thể di cư từ vùng này sang vùng khác, vốn là một quá trình quan trọng trong việc đảm bảo sản lượng thủy sản tại các nước trong khu vực.

Các chuyên gia thủy sản và sinh thái cho biết rằng dự án đập của Trung Quốc tại Campuchia đã dẫn đến tình trạng suy giảm sản lượng thủy sản trong toàn bộ hệ thống sông Mekong; từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người ở Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Lào, những người vốn dựa vào sông Mekong để mưu sinh.

Tại Myanmar, các công trình xây dựng trong “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” có thể dễ dàng gây ra những tác động không thể đảo ngược đối với môi trường địa phương, đặc biệt là tình trạng phá rừng. Nó có thể dẫn đến biến đổi khí hậu hoặc thiên tai. 

Ví dụ, cảng Kyaukphyu; đường ống dẫn dầu và khí đốt dài 771 km từ Kyaukphyu đến Trung Quốc; và các mỏ đồng và niken Lebitang nằm ở tỉnh Shijie… Các dự án này của Trung Quốc tại Myanmar cũng đã gây ra các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Cùng với đó là nỗi bất bình của người dân Myanmar với Trung Quốc ngày càng lớn.

Các dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã trở nên tai tiếng khắp thế giới trong những năm qua. Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn tiếp tục lún sâu vào hình thức dự án đầy tham vọng này của Trung Quốc, theo Nikkei Asia.