Trung Quốc đang đối mặt với 3 vấn đề lớn có thể gây ra những hậu quả tai hại trên toàn thế giới, theo nhà phân tích kinh tế Megan Greene trên tờ Financial Times.

Ba vấn đề đó đều bắt đầu với chữ D trong tiếng Anh gồm dịch bệnh (disease), hạn hán (drought) và nợ nần (debt).

Bà Greene cho biết: “Trung Quốc đang bị bủa vây bởi ba chữ D đau buồn: Nợ nần, dịch bệnh và hạn hán”.

Nhưng những vấn đề ở Trung Quốc hiện vẫn chưa tạo ra hồi chuông cảnh báo đầy đủ cho các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách. Trung Quốc vẫn đang gắn bó chặt chẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu và là động lực tiềm năng cho sức cầu thế giới với tư cách là một trong những thị trường lớn nhất về hàng hóa và dịch vụ nước ngoài.

Nhưng tin tức về kinh tế Trung Quốc ngày càng trở nên tồi tệ. Doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và đầu tư đều chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên lên tới gần 20%.

Dòng vốn đầu tư đã chảy ra khỏi Trung Quốc tăng mức kỷ lục thông qua Kết nối Cổ phiếu và Trái phiếu. Hơn 20% công ty đa quốc gia của Mỹ bi quan về triển vọng kinh doanh 5 năm, cao hơn gấp đôi so với năm ngoái, theo một cuộc thăm dò của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Trung Quốc.

Dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trung bình năm 2022 gần đây đã được cắt giảm xuống còn 3,5%, kém xa so với mức tăng trưởng 6% cách đây hai năm.

Nợ (debt) của Trung Quốc

Chữ D đầu tiên đang tấn công Trung Quốc là debt – nợ nần. Đây hầu như không phải là một hiện tượng mới, theo bà Greene.

Nhưng lần này nó tập trung vào lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực đóng góp khoảng 20 đến 30% GDP và chiếm 70% tài sản hộ gia đình, 60% doanh thu của chính quyền địa phương và 40% cho vay ngân hàng, theo tính toán của TS Lombard.

Giá nhà đã giảm trong 11 tháng liên tiếp, người mua nhà đang tẩy chay các khoản thanh toán thế chấp đối với các bất động sản chưa xây dựng và hơn 30 công ty bất động sản đã vỡ nợ quốc tế. Phản ứng của chính sách là cắt giảm lãi suất và kích thích tài chính tập trung vào việc nới lỏng thanh khoản cho các nhà phát triển bất động sản và tăng cường tài trợ cho cơ sở hạ tầng.

Năm công ty Trung Quốc hủy bỏ niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Mỹ (ảnh chụp màn hình Nikkei Asia).
Kinh tế Trung Quốc gặp nhiều vấn đề lớn (ảnh chụp màn hình Nikkei Asia).

Điều này sẽ không có tác dụng, theo nhà phân tích Greene. Nguồn cung tiền mở rộng nhưng tín dụng giảm mạnh trong tháng 7, cho thấy Trung Quốc đang mắc kẹt trong bẫy thanh khoản.

Các ngân hàng đang được thúc đẩy cho vay trong khi nhu cầu vay đã giảm mạnh. Các biện pháp tài khóa để hỗ trợ chi tiêu cho cơ sở hạ tầng không có khả năng bù đắp sự sụt giảm bất động sản.

Theo bà Greene, Trung Quốc phải thúc đẩy tăng trưởng thông qua tiêu dùng, thay vì thông qua bất động sản hoặc đầu tư. Điều này sẽ mất thời gian và đòi hỏi phải giảm tiết kiệm quốc gia bằng cách thiết lập một mạng lưới an sinh xã hội với các khoản trợ cấp cho y tế, nhà ở, giáo dục và giao thông.

Dịch bệnh (debt) và hạn hán (drought)

Lực cản đối với lĩnh vực bất động sản còn liên quan đến 2 vấn đề khác, đó là: Dịch bệnh và hạn hán.

Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách “không COVID” bất chấp những tổn hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Hàng chục thành phố tại Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp phong tỏa một phần hoặc toàn bộ.

Điều đó đã làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, tức là dù Trung Quốc có hạ lãi suất thì cũng không thể kích thích người tiêu dùng chi tiêu và doanh nghiệp đi vay vốn.

Mặt khác, hạn hán đã khiến sông Dương Tử xuống mức thấp kể từ năm 1865. Gần 90% nguồn cung điện của Trung Quốc đòi hỏi nguồn nước. Nên hạn hán đã gây ra thiếu điện quy mô lớn. Tình trạng mất điện đang khiến các nhà máy tạm thời phải đóng cửa, tiếp tục làm gián đoạn chuỗi cung ứng trong nước và toàn cầu.

Kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn vì hạn hán kéo dài (ảnh chụp từ Twitter).
Kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn vì hạn hán kéo dài (ảnh chụp từ Twitter).

Do 6 trong số các khu vực bị hạn hán xảy ra chiếm khoảng một nửa sản lượng gạo của Trung Quốc vào năm ngoái. Vì vậy, hạn hán còn tác động mạnh đến nguồn cung lương thực tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Dịch COVID-19 có thể sẽ gia tăng trong mùa đông này. Hạn hán có thể tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế khi các hiện tượng khí hậu trở nên phổ biến hơn.

Ba chữ D tai hại của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về chữ D thứ 4: Downturn (suy thoái). Các vấn đề của Trung Quốc có thể đẩy toàn thế giới vào một cuộc suy thoái toàn cầu mới, theo nhà phân tích Greene.

Có thể bạn quan tâm:

Từ Khóa: