Những người có siêu năng lực là những người có thể vẽ lại một phong cảnh mà chỉ cần nhìn qua trong vài giây, có thể tính toán như máy tính hoặc có thể nhớ từng chi tiết trong cuộc sống đến ngày giờ. Họ thực sự tạo ra quá nhiều sự bất ngờ cho xã hội. Khoa học đã nghiên cứu những khả năng này trong nhiều thập kỷ, nhưng thực tế là các kết quả hiếm khi được để ý hoặc thậm chí được chia sẻ trong giới hàn lâm chính thống. Dưới đây là một vài trong số nhiều ví dụ sẽ khiến bạn dừng lại và đặt câu hỏi về những gì bạn nghĩ rằng bạn biết.
Ingo Swann và khả năng nhìn từ xa
Nhìn từ xa là khả năng của một người để mô tả một vật ở vị trí địa lý ở khoảng cách xa lên đến vài trăm nghìn km so với vị trí thực tế của họ. Không chỉ là một người có thể làm được điều này, mà là nhiều người, và đây là một thực tế đã được xác minh. Trong hơn 2 thập kỷ, CIA và NSA, kết hợp với Đại học Stanford, đã tham gia vào nghiên cứu khoa học về các hiện tượng cận tâm lý học (parapsychological ) bao gồm cả nhìn từ xa.
Trong các thí nghiệm này, nhiều cá nhân có thể mô tả các vật thể được đặt trong một phòng riêng biệt và cách xa địa điểm của họ.
Theo báo cáo của một ấn phẩm trên tạp chí Scientific Exploration, một trong những người tham gia những nghiên cứu này, Ingo Swann, đã mô tả thành công một vành đai quanh Sao Mộc mà các nhà khoa học không biết về sự tồn tại của nó vào thời điểm đó. Ingo cũng mô tả mặt trăng thông qua nhìn từ xa.
Nhìn từ xa thực sự được sử dụng bởi các cơ quan tình báo, đó là lý do tại sao họ đầu tư lượng lớn thời gian và tiền bạc cho chương trình.
Uri Geller và khả năng di chuyển vật thể bằng tâm trí (psychokinesis)
Một ví dụ khác được nhắc đến từ công trình nghiên cứu của kỹ sư hàng không vũ trụ chuyên nghiệp và nhà vật lý Jack Houck. Ông, cùng với Đại tá quân đội J.B. Alexander, chịu trách nhiệm tổ chức một số phiên họp để kiểm tra tính xác thực của khả năng di chuyển các vật thể bằng tâm trí. Trong các phiên họp này, những người tham dự được đưa cho các vật kim loại khác nhau và có người đã có thể uốn cong hoàn toàn các mẫu vật kim loại mà không cần chạm tay vào.
Cũng đã có báo cáo về các cá nhân (chủ yếu là trẻ em) có thể “dịch chuyển tức thời” các vật thể vật lý từ vị trí này sang vị trí khác.
Trong số đó, một trường hợp đáng chú ý là nhà ngoại cảm Uri Geller. Trong một cuộc nói chuyện tại tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, ông đã hiến một chiếc thìa cong lên mà không cần tác động một lực nào lên nó. Chiếc thìa vẫn cong sau khi ông đặt nó xuống để tiếp tục nói.
Bất kể bạn nghĩ đây là một trò lừa bịp hay nghi ngờ về tính hợp lý của sự việc mà Uri Geller đã làm, thực tế thì việc ý thức có một số tác động đối với thế giới vật chất của chúng ta giờ đã được thiết lập vững chắc trong tài liệu khoa học. Thí nghiệm khe đôi lượng tử là một ví dụ tuyệt vời trong số đó.
Đối với một danh sách các báo cáo nghiên cứu về các hiện tượng cận tâm lý như thế này, chủ yếu được xuất bản trong thế kỷ 21, bạn đọc có thể bấm vào đây.
Stephen Wiltshire và khả năng vẽ
Stephen Wiltshire, được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ từ năm 3 tuổi, là một nghệ sĩ vẽ và tô màu phong cảnh thành phố chi tiết. Ông nổi tiếng nhất với khả năng quan sát thành phố chỉ trong vài giây và sau đó vẽ lại với độ chính xác đáng kinh ngạc.
Dưới đây là video Wiltshire vẽ lại phong cảnh Singapore theo trí nhớ của mình.
Wim Hof, “người băng”
Wim Hof khiến nhiều nhà khoa học phải kinh ngạc sau khi ông có thể ngồi thiền trong băng trong gần hai giờ đồng hồ mà không thay đổi nhiệt độ phần chính của cơ thể. Điều này làm tăng thêm bằng chứng cho thấy ý thức đóng vai trò quan trọng trong phản ứng cơ thể của chúng ta đối với các tình huống nhất định.
Vì Wim có thể duy trì thành công nhiệt độ phần chính cơ thể của mình trong một môi trường khắc nghiệt như vậy, nên ông có thể leo lên đỉnh Everest mà chỉ mặc quần đùi, hoàn thành một cuộc đua marathon ở sa mạc Namib mà không uống nước và chứng minh trong môi trường phòng thí nghiệm rằng ông có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và hệ thống miễn dịch của mình theo ý muốn.
Hầu hết mọi thứ mà ông làm được cho là không thể. Nếu bạn quan tâm có thể xem video về khả năng của ông tại đây.
Tu sĩ Phật giáo
Trong chuyến viếng thăm các tu viện xa xôi vào những năm 1980, Giáo sư Y khoa Harvard Herbert Benson và nhóm các nhà nghiên cứu của ông đã nghiên cứu các nhà sư sống ở dãy núi Himalaya, những người có thể sử dụng g Tum-mo (một kỹ thuật yoga) để tăng nhiệt độ của ngón tay và ngón chân 17 độ. Vẫn chưa biết làm thế nào các nhà sư có thể tạo ra nhiệt như vậy.
Và nó không dừng lại ở đó – các nhà nghiên cứu cũng nghiên cứu các thiền giả ở Sikkim, Ấn Độ, nơi họ đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng những nhà sư này có thể làm giảm sự trao đổi chất của họ tới 64%.
Năm 1985, nhóm nghiên cứu của Harvard đã thực hiện một video về các nhà sư phơi những tấm vải lạnh, ướt với nhiệt độ cơ thể một mình. Việc các nhà sư trải qua những đêm mùa đông ở độ cao 15.000 feet (4,57 km) trên dãy Himalaya cũng không phải là hiếm.
Liệu yoga, thiền, và các phương pháp tương tự khác có thể giải phóng sức mạnh tinh thần siêu thường vốn có của chúng ta?
Nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến chủ đề này, bạn có thể đọc cuốn sách có tên Siêu thường: Khoa học, Yogo và Bằng chứng về Khả năng ngoại cảm phi thường (Supernormal: Science, Yogo, and the Evidence for Extraordinary Psychic Abilities) của Tiến sĩ Dean Radin, nhà khoa học tại Viện Khoa học Noetic.
Daniel Tammet và trí nhớ siêu thường
Năm 2004, Daniel Tammet đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của công chúng khi anh đọc thuộc các chữ số của hằng số toán học Pi (3.141) lên đến 22.414 chữ số thập phân trong hơn 5 giờ đồng hồ mà không phạm sai lầm nào. Sự việc diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Khoa học ở Oxford và lập kỷ lục châu Âu.
Ông được chẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ tự kỷ chức năng cao cùng năm đó, vì ông có thể thực hiện một số nhiệm vụ tinh thần phức tạp, và học ở tốc độ mà một bộ nào “bình thường” khác không thể.
Theo ông, khả năng này là phổ biến ở những người “tự kỷ”, và cho rằng việc nhấn mạnh sự khác biệt giữa những người có trí não bác học và không bác học đã bị ngành công nghiệp y tế thổi phồng. Khả năng đáng kinh ngạc của ông không phải là kết quả của một đột biến di truyền, mà là một hình thức liên tưởng rất phong phú và phức tạp của suy nghĩ và trí tưởng tượng. Trên thực tế, ông lập luận rằng suy nghĩ của người tự kỷ là một biến thể cực đoan của một loại suy nghĩ mà tất cả chúng ta thường sử dụng.
Cận tâm lý học là gì?
“Cận tâm lý học” (parapsychology) đã bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 như một bộ môn tâm lý học thực nghiệm mới. Mục đích của nó là chứng thực thông qua khoa học thực nghiệm về sự tồn tại của các tiềm năng trên cơ thể người và các nhân tố ảnh hưởng đến những tiềm năng này. Tiềm năng cơ thể người còn được gọi là “công năng đặc dị”, và ở phương Tây nó được biết đến với cái tên hiện tượng tâm linh (psychic phenomena) hay Psi.
Psi đã được nghiên cứu theo hai loại chính: tri giác siêu cảm (extrasensory perception) và trạng thái xuất thần (psychokinesis). “Tri giác siêu cảm” là chỉ khả năng có được năng lực tri giác mà không qua các giác quan, bao gồm tha tâm thông hay cảm ứng từ cự ly xa (telepathy), công năng thấu thị hay thiên mục (clairvoyance), công năng dao thị hay nhìn xa (remote viewing), công năng túc mệnh thông hay biết trước tương lai (precognition) và nhớ lại quá khứ (retrocognition). “Trạng thái xuất thần” là chỉ khả năng ảnh hưởng hay thao túng thế giới vật chất bên ngoài mà không cần động tay hay động chân, bao gồm công năng ban vận hay dùng ý niệm di chuyển vật thể (teleportation), dùng ý niệm điều khiển thiết bị điện tử, hoặc thúc đẩy hạt giống nảy mầm,…
Văn Thiện – NTDVN/Theo Collective-evolution