Hai tuần sau khi đường dây sản xuất và phân phối sữa giả trị giá 500 tỷ đồng bị triệt phá; dư luận vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng về trách nhiệm quản lý sữa giả của các cơ quan liên quan trong việc giám sát, hậu kiểm và xử lý sai phạm.

Trách nhiệm quản lý sữa giả chưa được xác định rõ ràng

Trong những tháng cuối thai kỳ, chị N.T.O (TP Bắc Kạn) được nhân viên y tế tư vấn dùng sữa Hapomil cho con. Sau đó, chị phát hiện sản phẩm này thuộc đường dây sản xuất sữa giả vừa bị triệt phá. Nỗi lo lớn nhất của người mẹ là thành phần thật sự trong sữa liệu có gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Theo Bộ Công an, từ tháng 8/2021 đến nay, đường dây này đã sản xuất; và đưa ra thị trường 573 sản phẩm sữa giả, thu về 500 tỷ đồng. Các đối tượng liên quan thành lập nhiều doanh nghiệp như Công ty CP dược quốc tế Rance Pharma; Hacofood Group cùng 9 công ty khác. Đáng chú ý, sản phẩm đã xâm nhập cả vào các cơ sở y tế như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn.

Đường dây sữa giả phơi bày lỗ hổng trong quản lý và hậu kiểm

Sự việc cho thấy lỗ hổng nghiêm trọng trong trách nhiệm quản lý sữa giả giữa các bộ ngành. Bộ Công Thương khẳng định các sản phẩm của Rance Pharma và Hacofood Group không thuộc phạm vi quản lý của họ. Bộ Y tế thì cho rằng đã phân cấp về địa phương.

Sở Y tế Vĩnh Phúc từng tiếp nhận hồ sơ đăng ký của hai công ty trong đường dây sữa giả; nhưng việc hậu kiểm lại không hiệu quả do doanh nghiệp “không có hàng tồn kho” hoặc “chưa đến thời điểm kiểm tra”.

Trách nhiệm quản lý sữa giả tại các bệnh viện và chuyên gia y tế

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khẳng định quy trình đấu thầu tuân thủ đúng quy định. Tuy nhiên, sau khi có thông tin sản phẩm nằm trong đường dây sữa giả; bệnh viện đã khuyến cáo người bệnh ngừng sử dụng và hoàn trả tiền cho bệnh nhân.

Đáng chú ý, nhiều chuyên gia y tế xuất hiện trong quảng cáo sản phẩm sữa giả, như PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, BS Lê Thị Hải, TS.BS Đinh Ngọc Hoa. Họ đều cho rằng bị đơn vị truyền thông mời tham gia dựa trên giấy tờ hợp pháp; và không biết sản phẩm là giả.

Cơ chế tự công bố sản phẩm – kẽ hở tạo điều kiện cho sữa giả lan rộng

Theo cơ quan chức năng, có tới 305 sản phẩm được doanh nghiệp tự công bố tại Hòa Bình. Tuy nhiên, địa phương này cho rằng không thể hậu kiểm vì sản phẩm không tiêu thụ tại địa bàn.

TS Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – nhận định: Cơ chế tự công bố sản phẩm được thiết kế để đơn giản hóa thủ tục hành chính; nhưng lại đang bị lợi dụng để lách quản lý và né tránh kiểm tra chất lượng. Khi doanh nghiệp “đổi pháp nhân liên tục”, “nộp hồ sơ một nơi, bán hàng nơi khác”, thì hệ thống quản lý đã bộc lộ những lỗ hổng không nhỏ.

Theo: Vietnamnet