Câu nói của Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen “Quan hệ [hai bên] càng sâu sắc thì thâm hụt thương mại càng nhiều”, đã phản ánh tình trạng quan hệ giữa EU và Trung Quốc hiện nay.

Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 25 tại Bắc Kinh ngày 24 tháng7, đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Cuộc họp vốn được lên kế hoạch kéo dài hai ngày tại Châu Âu, đã được rút ngắn chỉ còn một ngày khi chuyển địa điểm sang Bắc Kinh. Nó phản ánh những khó khăn trong việc tìm kiếm tiếng nói chung giữa hai bên.

Hai bên chỉ thống nhất được một nội dung phụ, ký kết tuyên bố chung về biến đổi khí hậu và phát thải carbon. Cả Trung Quốc và EU đều cam kết duy trì các mục tiêu của Hiệp định Paris, đồng thời tăng cường hợp tác song phương trong chuyển đổi năng lượng, thích ứng, quản lý khí thải mê-tan, thị trường carbon và công nghệ xanh, ít carbon.

Các bất đồng chính bao gồm thâm hụt thương mại khổng lồ của EU với Trung Quốc, đạt 305,8 tỷ euro (360 tỷ USD) vào năm ngoái, cùng với sự hỗ trợ liên tục của Bắc Kinh đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine. EU cũng bày tỏ lo ngại về năng lực sản xuất dư thừa của Trung Quốc. Gần đây EU đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với hai ngân hàng Trung Quốc do có liên hệ với Nga. Những vấn đề này cho thấy sự chia rẽ sâu sắc về kinh tế và địa chính trị.

Ngoài ra, hội nghị thượng đỉnh cũng làm nổi bật áp lực mà mối quan hệ với Hoa Kỳ đặt lên cả Trung Quốc và EU. Truyền thông nhà nước Trung Quốc coi hội nghị là cơ hội để bình thường hóa quan hệ trong “bối cảnh bất ổn toàn cầu”, một phần do Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra.

Trong khi EU đang đàm phán thỏa thuận thương mại với Mỹ, và Trung Quốc cũng đang trong quá trình đàm phán thương mại với Washington. Thực tế chỉ ra rằng mối quan hệ kinh tế của Châu Âu với Mỹ mạnh mẽ hơn, một phần vì họ là đồng minh NATO. Điều này ngụ ý rằng, bất chấp những nỗ lực cải thiện quan hệ EU-Trung Quốc, bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn, đặc biệt là mối quan hệ với Mỹ, vẫn ảnh hưởng đáng kể đến động thái giữa EU và Trung Quốc.

Theo ALJAZEERA