Xác nhận trên báo Vnexpress, chị Lê Thị Ánh – con dâu cố nghệ sĩ cho biết: “Cha tôi mất khi đang ngủ. Ông ra đi bình yên, không vướng bận gì”. Sau khi điều trị tại Bệnh viện Sài Gòn, ông được cho về nhà ngày 5/8.

Lễ viếng tại nhà riêng (đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3) từ ngày 8/10. Lễ động quan diễn ra sáng 10/10, linh cữu được hỏa táng Trung tâm Bình Hưng Hòa.

4322-yinh-t
Ông Đinh Tiến Mậu, chủ tiệm ảnh Viễn Kính, Sài Gòn (ảnh chụp màn hình trang thanhthuy.me)

Ông Đinh Tiến Mậu sinh năm 1935 tại làng nhiếp ảnh Lai Xá, Hà Đông. Hơn 10 tuổi ông theo cha vào Sài Gòn học nghề, lập nghiệp.

Vào Sài Gòn, ông học nghề chụp ảnh và làm việc ở đó trong 10 năm. Năm 1958, ông mở tiệm riêng, mở đến 4 tiệm thì mới làm ăn yên ổn. Hiệu cuối cùng tên là Viễn Kính, ở 277 đường đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu), báo Tuổi trẻ cho biết

Cuối những năm 1950, ông cộng tác với nhiều hãng phim, hãng đĩa, tờ báo tự do. Thập niên 1960, báo chí Sài Gòn phát triển mạnh, Đinh Tiến Mậu có cơ hội hợp tác với nhiều báo lớn. Nhờ vậy, ông có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, chụp ảnh cho nhiều ngôi sao hàng đầu làng giải trí miền Nam.

Các tác phẩm của Đinh Tiến Mậu được nhiều báo, tạp chí và hãng phim ở Sài Gòn xưa ưa chuộng. Nhiều bức được coi là chuẩn mực về chân dung nghệ sĩ như ảnh chụp Thẩm Thúy Hằng, nghệ sĩ Thanh Nga.

Nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu   chủ hiệu ảnh Viễn Kính Sài Gòn xưa, qua đời
Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ.

Tin nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu qua đời để lại sự tiếc thương trong giới văn nghệ, báo chí Sài Gòn. May mắn là năm 2017, nhà báo Nguyễn Vĩnh Nguyên kịp thời hoàn thành cuốn sách khảo cứu – tiểu sử Ký ức một ảnh viện Sài Gòn: Câu chuyện Viễn Kính.

Cuốn sách kể về cuộc đời nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu, số phận hiệu ảnh Viễn Kính cũng như câu chuyện đằng sau hàng trăm bức ảnh tài tử, giai nhân mà ông đã chụp.

Để viết sách, Nguyễn Vĩnh Nguyên dành nhiều tháng trời phỏng vấn, khảo cứu tư liệu cùng nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu. Anh viết trên trang cá nhân hôm 9/10: “Kính tiễn bác Đinh Tiến Mậu, người thợ ảnh bình dị, bặt thiệp và tài năng của Sài Gòn hào hoa một thuở”.