Theo Vnexpress, trẻ mồ côi do covid-19 có thể gặp khủng hoảng từ nhẹ đến nặng, song đều là những ám ảnh, di chứng lâu dài. Một số em có thể trầm cảm, lo âu.
Tóm tắt nội dung
Mẹ đi đâu rồi?
Trong căn phòng trọ rộng 15m2 với đồ đạc ngổn ngang; bé gái hai tuổi tay cầm chiếc đèn trung thu lấp lánh hỏi bố: “Mẹ đi đâu rồi?”. Ông bố 33 tuổi lặng lẽ ngồi nhìn con mãi mà không trả lời. Người chị hơi lớn tuổi hơn chút tỏ ra thấu hiểu và nói với em: “Mẹ đi chữa bệnh, khi nào khỏe mẹ lại về nhé”.
Hai tháng xa mẹ, xa xã hội, phải ở nhà, hai đứa ăn ít, ngủ ít, hay khóc hơn bình thường. Ban ngày bé út chỉ ngủ được 30 phút rồi quấy khóc, ban đêm cứ một tiếng rưỡi lại quấy khóc, người bố phải dỗ dành cho bé uống sữa.
“Tôi biết hai con đang rất nhớ mẹ. Nửa đêm hôm qua các con mới chịu đi ngủ. Đứa lớn vẫn nghĩ mẹ đi chữa bệnh nên ít hỏi, còn đứa nhỏ cứ đôi ba tiếng lại đòi mẹ một lần”, anh Phương chia sẻ với PV Vnexpress. Anh chưa dám báo cho con tin mẹ mất.
Đếm từng ngày đến trung thu để bố mang bánh về
Cũng đang vật lộn trong cơn đại dịch, chị Dung, quê ở Bắc Ninh cho biết, từ khi chồng chị mất vì nhiễm khuẩn Covid-19, cuộc sống ngày càng khó khăn, ai thuê làm gì thì làm, lương ba cọc ba đồng để nuôi ba đứa con. Ngày chồng chị phát hiện nhiễm nCoV, chị và con trai 12 tuổi cũng cho kết quả dương tính, 2 con 9 tuổi, 5 tuổi là F1 được đưa đi cách ly ở một địa điểm khác. Sau 10 ngày thì chị hay tin chồng mất.
“Ngày chồng mất, tôi không được nhìn anh lần cuối, các con thì ở khu cách ly không thể chịu tang bố. Thương các con còn nhỏ, chưa nhận thức được hết, chỉ có con trai lớn là buồn bã, ít nói hẳn”, chị Dung cho biết. Gần 4 tháng nay, ngôi nhà nhỏ của 4 mẹ con thiếu vắng tiếng cười.
Theo chị Dung, mọi năm ba anh em đếm từng ngày đến trung thu để bố mang bánh và quà về, nhưng năm nay thì không. Khi con hỏi, chị phải lảng sang chuyện khác.
“Các năm trước, cả gia đình đón trung thu vui lắm; bọn trẻ tíu tít ngoài sân, vợ chồng trong nhà dọn cỗ. Giờ bố chúng nó không còn, tôi chỉ mong các con mạnh mẽ, sớm vượt qua”, chị nói.
Theo Cục Trẻ em, tính đến hết tháng 8; cả nước ghi nhận hơn 11.800 trẻ em nhiễm nCoV. Trong đó, TP. HCM có khoảng 3.000 trẻ nhiễm Covid-19. Theo báo cáo của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM ngày 14/9, thành phố có khoảng 1.500 học sinh mồ côi cha, mẹ vì Covid-19.
Trẻ mồ côi vì dịch Covid-19 là vấn đề ‘y tế khẩn cấp’
Theo báo Tuổi trẻ, các chuyên gia cho rằng đối tượng bị ảnh hưởng lớn và dễ tổn thương nhất bởi dịch bệnh Covid-19 là trẻ em. Với các trẻ mồ côi, các em có thể bị ảnh hưởng tâm lý, tinh thần trong thời gian dài.
Theo báo Tuổi trẻ, tiến sĩ tâm lý Lê Minh Thuận – giảng viên Đại học Y dược TP. HCM cho biết, trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau dịch Covid-19 chia thành 2 nhóm; nhóm mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ và nhóm mất cả cha lẫn mẹ. Việc mất đi cha mẹ là một sang chấn tâm lý rất lớn; không gì có thể bù đắp được và rất nghiêm trọng.
“Vấn đề y tế khẩn cấp”
Những sang chấn tâm lý này có thể ngay lập tức trong giai đoạn COVID-19. Thậm chí có thể kéo dài hơn, vài năm sau, thậm chí suốt đời. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm chăm sóc đúng cách; trẻ có thể gây ra những hành vi tiêu cực cho bản thân và cho toàn xã hội.
Có nhóm trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, số còn lại không có khả năng lao động dẫn đến suy dinh dưỡng, học kém, chậm phát triển trí tuệ. Khi không đủ ăn, trẻ em buộc phải lao động sớm và nhiều trường hợp sẽ bị tổn hại về sức khỏe, bị lạm dụng tình dục, thậm chí buôn bán các chất cấm, tham gia các tệ nạn xã hội…
Những trẻ không được quan tâm đúng cách sẽ là nguồn lây bệnh. Vì không ai chăm sóc, điều trị và đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu tình trạng trầm cảm hoặc lo lắng của một đứa trẻ kéo dài; đứa trẻ không thể trở thành một công nhân bình thường… Đây là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe tâm thần và y tế.