Nga vô hiệu hoá các đòn trừng phạt từ phương Tây. Trong khi kinh tế Nga đang phục hồi trở lại nhờ đồng rúp tăng giá, thì Mỹ và các nước phương Tây đang loay hoay giải quyết các vấn đề hệ luỵ từ các lệnh trừng phạt Nga.

Đồng rúp tăng vọt, trở thành tiền tệ hoạt động tốt nhất trong tháng 3 

Tờ Business-standard ngày 29/3 đã đánh giá rằng, đồng rúp trở thành tiền tệ hoạt động tốt nhất trong tháng 3. 

Báo cáo viết, đồng rúp đã bù đắp được hầu hết các khoản lỗ và trở thành đồng tiền hoạt động hiệu quả nhất trên toàn cầu. Nó tiếp tục tăng và tăng 60% so với đô la Mỹ từ mức thấp trong tuần đầu tiên của tháng Ba.

Việc đồng rúp tăng giá phản ánh 2 vấn đề: 

Thứ 1: Tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây khởi tác dụng thấp hơn nhiều so với dự đoán ban đầu. 

Thứ 2: Thể hiện việc nền kinh tế Nga không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu. Kéo sụp đổ nền kinh tế Nga, đồng nghĩa với làm tê liệt kinh tế toàn cầu. Cho nên các nhà lãnh đạo phương Tây phải thừa nhận sự thật này. Mặt khác, sự phục hồi của đồng tiền Nga cho thấy xu hướng giảm bớt sự chi phối của thương mại toàn cầu của nước này, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí khi trước đây đồng dollar đang làm chủ cuộc chơi. 

Thực tế đã phản ánh cho chúng ta thấy điều đó, trong khi lệnh trừng phạt áp đặt hàng loạt, mang tính toàn diện, người ta kỳ vọng nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ. Nhưng căng thẳng kinh tế của Nga đã giảm bớt đáng kể khi các nước châu Âu tiếp tục mua dầu và khí đốt từ nước này, và các thị trường mới nổi lớn bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ…vẫn tiếp tục giao dịch với Nga. 

Các đồng rup mệnh giá 500, 1000 and 5000 của Nga (ảnh: iStock).
Các đồng rúp mệnh giá 500, 1000 and 5000 của Nga (ảnh: iStock).

Đồng rúp tăng mạnh nhất xảy ra khi Tổng thống Nga tuyên bố rằng các quốc gia không thân thiện – Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan – sẽ phải trả bằng đồng rúp khi mua khí đốt của Nga. Điều này sẽ dẫn tới việc, nếu các nước châu Âu buộc phải đồng ý thì họ sẽ phải đổi euro và đô la sang đồng rúp. Điều này sẽ tạo ra nhu cầu lớn trên toàn cầu đối với đồng rúp, dẫn đến sự gia tăng giá trị của nó so với các đồng tiền khác. 

Các nước G7, bao gồm Mỹ và các đồng minh, đã từ chối trả bằng đồng rúp cho khí đốt của Nga. Nhưng Liên minh châu Âu nhận 40% khí đốt tự nhiên từ Nga, vậy làm sao để từ chối đây?

Đây mới chỉ là bước đầu tiên của Nga trong việc rúp hoá nguồn xuất khẩu khí đốt.  Nó chưa phải là hết,  Điện Kremlin cho biết họ có thể xem xét mở rộng thanh toán bằng đồng rúp đối với xuất khẩu dầu, ngũ cốc và kim loại. Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga đẩy mạnh việc mở rộng lĩnh vực thanh toán bằng đồng rúp sang các mặt hàng như dầu, ngũ cốc và kim loại?

Cơn khát rúp sẽ tăng lên toàn cầu, và muốn có được rúp, các quốc gia làm ăn với Nga phải xuất khẩu sang thị trường Nga để thu rúp về. Từ đó, Nga có thể sử dụng việc này làm đòn bẩy cho việc ép giá hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Nga. Dân Nga được hưởng lợi khi giá cả hàng hoá nhập khẩu vào Nga với giá rẻ. Lúc đó, đồng rúp sẽ hạ bệ uy lực của đồng Đôla.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (bên phải) gọi người đồng cấp Nga Vladimir Putin là "tội phạm chiến tranh" vì xâm lược Ukraine (ảnh: Wikimedia Commons).
Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin (ảnh: Wikimedia Commons).

Về vấn đề này, nhà phân tích Zoltan Pozsar của Credit Suisse cho biết trong báo cáo của Business-standard rằng, các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể dẫn đến một trật tự tiền tệ toàn cầu mới.

“Chúng ta đang chứng kiến ​​sự ra đời của Bretton Woods III – một trật tự thế giới mới (tiền tệ) tập trung xung quanh các loại tiền tệ dựa trên hàng hóa ở phương Đông, có khả năng sẽ làm suy yếu hệ thống Eurodollar và cũng góp phần vào mức độ lạm phát ở phương Tây,” 

Bức tranh kinh tế Mỹ, EU sau các lệnh trừng phạt Nga

Trong tuần thứ 2 của tháng 3, sau hàng loạt các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các nước phương Tây áp đặt cho Nga. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã thừa nhận với CNN rằng,  châu Âu và Mỹ “chắc chắn” cũng chịu tác động kinh tế bởi các lệnh trừng phạt. Giá dầu toàn cầu đã bị đẩy lên cao.

Cuộc chiến ở Ukraine đã gây ra sự gián đoạn lớn đối với nguồn cung xuất khẩu năng lượng, kim loại và nông sản từ cả hai quốc gia, thúc đẩy giá cả tăng mạnh. Điều này sẽ tạo ra một bước nhảy vọt về lạm phát trên toàn cầu. Giá cước vận chuyển toàn cầu đối với tàu chở dầu đã tăng lên mức kỷ lục trong vòng một thập kỷ. Phí bảo hiểm ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc giao tranh cũng tăng vọt tới 5%.

Điều đó đồng nghĩa với việc chi phí của mỗi chuyến tàu tăng lên hàng trăm nghìn USD. Tất cả khiến chuỗi cung ứng toàn cầu càng thêm căng thẳng. Trong vòng 2 năm qua, đại dịch đã khiến hệ thống vận tải toàn cầu chao đảo, nguồn cung bị thiếu hụt. Nay xung đột ở Ukraine sẽ tiếp tục đẩy áp lực lạm phát lên mức khó chịu đối với các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới. Rủi ro lạm phát tăng cao, nhiều quốc gia có thể rơi vào suy thoái sớm hơn so với dự kiến. Xung đột Nga – Ukraine đã khiến giá năng lượng tăng vọt so với mức bình thường. Điều đó sẽ làm tê liệt nhiều nền kinh tế.

Một dàn khoan dầu khí của Nga (ảnh: Pixabay).
Một dàn khoan dầu khí của Nga (ảnh: Pixabay).

Các nước châu Âu, vốn phụ thuộc vào năng lượng của Nga, đang đối mặt với cuộc suy thoái thứ 3 trong vòng 2 năm. Theo dữ liệu của ECB, chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng châu Âu đều thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với doanh nghiệp Nga, làn sóng rút lui của doanh nghiệp và suy thoái kinh tế ở Nga sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu từ khu vực đồng EURO sang Nga.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen thừa nhận rằng các hộ gia đình Mỹ đang chật vật với chi phí sinh hoạt tăng cao. Lạm phát của nước này đã chạm mức cao nhất trong vòng 40 năm.

Theo bà, lạm phát tăng cao là một mối lo ngại lớn. Bà nói  “Chúng ta phải trông chờ vào những hành động của FED để hạ nhiệt lạm phát. Tôi tin rằng FED sẽ đưa ra các động thái cần thiết”. 

Và cục dự liên bang mỹ FED sẽ làm gì để hạ nhiệt lạm phát? FED đã tăng lãi suất. Tuy nhiên, Fed tăng lãi suất quá nhanh thì sẽ tạo thành việc, người dân sẽ tiết kiệm tiền thay vì tăng chi tiêu tiêu dùng. Nó sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng của thị trường từ đó làm chậm sự phục hồi kinh tế.

Hệ luỵ của nó có thể dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nếu các doanh nghiệp ngừng tuyển dụng hoặc thậm chí sa thải công nhân để duy trì hoạt động. Nếu Fed thực sự vượt quá mức tăng lãi suất, nó thậm chí có thể đẩy nền kinh tế trở lại suy thoái, làm chững lại và đảo ngược tiến trình mà nó đã đạt được cho đến nay.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã bắt đầu chững lại ngay cả trước khi Điện Kremlin có thể cảm nhận được sức ép. Điều này thực sự gây sốc đối với một số nhà quan sát ở phương Tây, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã dự đoán nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ và các lệnh trừng phạt  sẽ làm “tê liệt” kinh tế Nga.

Cho đến nay vẫn chưa có gì thuộc loại đó xảy ra. Thay vào đó, mọi thứ mới bắt đầu trở lại bình thường ở Nga. Một dấu hiệu chính của sự bình thường này là sự phục hồi trong định giá đồng rúp. 

Còn Mỹ và phương Tây thì đang loay hoay băng bó lại cánh tay do chính mình cắt bỏ. 

Tại sao các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga không thành công? Xét một cách toàn diện và khách quan, có 5 nguyên nhân dẫn tới các biện pháp trừng phạt đối với Nga không có tác dụng:

Thứ 1:Đánh giá quá cao sức mạnh của Dollar

Mỹ và châu Âu đã nghĩ rằng việc loại bỏ Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT sẽ cản trở khả năng giao dịch của Nga trên thị trường quốc tế. Nhưng các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ đã nhanh chóng triển khai các cơ chế thay thế; như thiết lập cơ chế giao dịch bằng nhân dân tệ và rúp. Phương Tây đã nhận ra rằng đồng Đô la không có đủ khả năng để cô lập các quốc gia đối thủ trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Thứ 2: Mỹ không tin tưởng vào các đồng minh của mình

  Các đồng minh lớn của Mỹ như UAE, Ả Rập Xê-út, Ấn Độ, Philippines không mặn mà với việc Mỹ dẫn đầu trong việc trừng phạt Nga. Thay vào đó, họ đang có quan điểm trung lập, do đó tạo cho Nga nhiều khoảng trống hơn để lách các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ví dụ, Ấn Độ đã đồng ý mua dầu của Nga bằng tiền tệ có mệnh giá rúp và cũng giao dịch bằng Nhân dân tệ với Nga. Như vậy, Nga vẫn giao dịch được với các nền kinh tế lớn là vì những nước này đã không tin tưởng vào sự đảm bảo của Mỹ, nói cách khác, họ nghi ngờ khả năng lãnh đạo của Hoa Kỳ dưới thời Đảng Dân chủ làm chủ nhà trắng.

Thứ 3: Yếu tố Trung Quốc

Trong khi phương Tây tìm cách san bằng nền kinh tế Nga, Trung Quốc đã nổi lên như một cứu cánh đối với Nga nhưng lại là nỗi đau đối với Mỹ và EU. Vì Mỹ và EU bấy lâu nay luôn dè chừng Trung Quốc và coi Trung Quốc là một đối tác thương mại cạnh tranh chứ không phải là mối đe dọa rủi ro. Họ hết lần này tới lần khác làm ngơ trước hành động của Trung Quốc. Ấy thế mà bây giờ Trung Quốc đã triển khai nhiều cơ chế khác nhau để làm dịu bớt đòn trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Đây chẳng đúng là cục tức khó nuốt trôi đối với Hoa Kỳ và EU? 

Sky News  đưa tin, Nga hiện đang quay sang Trung Quốc để sống sót sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 5/6/2019 (ảnh: Điện Kremlin). Giới quan sát cho rằng cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine có thể kích phát Thế chiến III.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 5/6/2019 (ảnh: Điện Kremlin).

Cả hai quốc gia đã tái khẳng định cam kết hướng tới một mối quan hệ đối tác bền chặt hơn và đang thực hiện các bước chung để gắn kết hơn nữa nền kinh tế của họ. Ngoài ra, tờ Central.asia-news đã từng cáo buộc rằng Trung Quốc coi Iran trung tâm mới cho hoạt động rửa tiền, và đây đương nhiên cũng có thể bị Nga lợi dụng để trốn tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

Và một thực tế rất phũ phàng đó là, những lời cảnh báo của Mỹ và châu Âu đối với việc Trung Quốc giúp Nga dường như không có uy lực đối với Trung Quốc. Không phải bởi Trung Quốc quá mạnh mà bởi vì Mỹ và EU quá yếu kém, họ không chấp nhận hy sinh lợi ích ở Trung Quốc. 

Thứ 4: Đàm phán cho Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung JCPOA 

Nga đã tổ chức hiệu quả cuộc đàm phán hồi sinh JCPOA. Nga đã đưa ra một số điều kiện thực sự khó khăn để các cuộc đàm phán JCPOA có thể diễn ra sau này. Nga nói với Mỹ rằng các biện pháp trừng phạt của họ đối với Nga sẽ không cản trở khả năng giao thương của Nga với Iran.

Giờ đây, nếu Mỹ không gạt bỏ được những yêu cầu này, Nga sẽ có thể sử dụng Iran như một con đường để giao thương với các nền kinh tế không phải phương Tây, nó sẽ hủy bỏ tất cả các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga một cách hiệu quả.

Thứ 5: Cuộc tấn công bằng đồng rúp của Nga

ông Putin cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho các khách hàng châu Âu nhưng với một sự thay đổi trong cơ chế thanh toán. Ông nói: “Những thay đổi sẽ chỉ ảnh hưởng đến đơn vị tiền tệ thanh toán, đồng tiền này sẽ được đổi thành rúp của Nga.”

Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh: Điện Kremlin).
Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh: Điện Kremlin).

Thông báo có hai tác động lớn ngay lập tức. Đồng tiền của Nga đã báo cáo mức tăng đột biến 10% so với đô la Mỹ và giá khí đốt ở châu Âu đã tăng vọt. Giờ đây, những người mua ở EU trước tiên sẽ phải mua đồng rúp của Nga trước khi mua khí đốt của Nga, hoặc tăng cường xuất khẩu sang Nga để thu rúp về. Điều này đã nói ở trên.

Như vậy có thể thấy, Mỹ và phương Tây đang gánh hậu quả cho sai lầm chiến lược của mình. Và cái giá là nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng tiêu cực. Không phải Nga, hay Trung Quốc quá mạnh để Mỹ và phương Tây không thể kìm chế được. Mà là Mỹ và phương Tây đã đẩy 2 nước này về 1 phe để chiến đấu với mình.