Mưa bão có thể xuất hiện dồn dập trong các tháng cuối năm, trọng tâm ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên. Không khí lạnh khả năng hoạt động sớm và lạnh hơn mọi năm.
Tờ Tuổi Trẻ đưa tin, theo bản tin cập nhật xu thế thời tiết từ tháng 8/2022 tới tháng 1/2023 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trên khu vực Biển Đông có khoảng 9 – 11 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong đó, có khoảng 4 – 6 cơn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Dự báo trạng thái La Nina duy trì từ nay đến hết năm 2022 nên khả năng xảy ra mưa bão dồn dập trong tháng 10 và 11/2022, trọng tâm ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.
Từ tháng 8 đến tháng 9/2022, lượng mưa tại Bắc Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm. Trái lại, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tháng 8 đến tháng 9/2022, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ không gay gắt và kéo dài như năm 2021. Trong tháng 8/2022 khả năng xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày trên 37 độ C với xác suất 70-80%.
Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Từ nay đến tháng 11 là thời kỳ mùa lũ trên sông Mê Kông và đầu nguồn sông Cửu Long. Đỉnh lũ năm 2022, tại đầu nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 1 và trên báo động 1, đỉnh lũ năm khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 10. Từ tháng 12/2022-1/2023, mực nước trên sông Mê Kông và đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo xu thế xuống dần, theo báo Vietnamnet.
Có thể bạn quan tâm: