Cho fluoride vào nước ở Mỹ (Phần 4)
Trong loạt bài này, chúng ta tiếp tục khám phá những phát hiện gây tranh cãi xung quanh việc cho fluoride vào nguồn cung cấp nước công cộng của Hoa Kỳ và trả lời câu hỏi liệu việc cho fluoride vào nước có gây rủi ro hay không và chúng ta nên làm gì.
Phần 1: Sự phản đối khoa học mới đối với fluor hóa nước
Phần2: Khám phá sự khác biệt: Tại sao fluoride tự nhiên và fluoride tổng hợp không được tạo ra như nhau
Phần 3: Dịch sâu răng khiến cho việc bổ sung fluoride vào nước trở thành phép màu đối với sức khỏe cộng đồng, nhưng nghiên cứu sau đó đã đưa ra một bức tranh đan xen giữa lợi ích và rủi ro.
Nghiên cứu cho thấy fluoride có cả tác động tích cực và tiêu cực lên người và động vật. Tuy nhiên nhiều phát hiện quan trọng về tác hại tiềm ẩn của chất này đang được tranh luận gay gắt.
Một trong những phát hiện gây tranh cãi hơn liên quan đến việc cho cho fluoride vào nguồn nước với bệnh ung thư, đây là một tuyên bố đã bị hạ thấp tính nghiêm trọng mặc dù những người khác thì không dễ quên.
Fluoride đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ sâu răng nhưng bên chỉ trích cho rằng việc cho fluoride vào nước không phải là cách hiệu quả nhất để bảo vệ công chúng khỏi căn bệnh này.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu nha khoa đã công nhận rằng để ngăn ngừa sâu răng thì bôi fluoride lên răng sẽ tốt hơn và không cần phải uống. Trong một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) vào tháng 10/1999 cho biết, các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và dịch tễ học đã bác bỏ niềm tin rằng việc hấp thụ fluoride giúp răng chắc khỏe đồng thời cũng khẳng định tác dụng của fluoride “chủ yếu là bôi bên ngoài cho cả người lớn và trẻ em.”
Và khi biện pháp bôi fluoride lên răng đã được chứng minh là có lợi thì các nghiên cứu khoa học lớn được tiến hành trong nhiều thập kỷ đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc hấp thụ fluoride với tình trạng nhiễm fluoride trên răng và xương cùng những tổn hại khác như: tổn thương não, rối loạn hệ thống nội tiết (tuyến giáp, tuyến tùng và chuyển hóa glucose) và các loại ung thư.
Khoa học
“Khi uống nước máy, hóa chất fluoride trong nước sẽ đi khắp cơ thể. Đây là điều không tránh khỏi và chúng ta phải trả giá bằng những căn bệnh không rõ nguyên nhân kèm với sự gia tăng chi phí y tế,” trích từ email của tác giả cuốn “Có gì đó trong nước” (Something in the Water) Clint Griess gửi tới The Epoch Times.
Tiến sĩ Dean Burk (1904–1988) nguyên trưởng khoa hóa Viện Ung thư Quốc gia trong một nghiên cứu vào những năm 1970- 1980 đã chỉ ra mối liên hệ giữa cho fluoride vào nguồn nước công cộng với bệnh ung thư nhưng đã bị chỉ trích mạnh mẽ.
Trong bài báo khoa học cuối cùng của mình, tiến sĩ Burk đã viết: “Có thể kết luận rằng sau khoảng 15-20 năm, fluoride nhân tạo gây ra 20-30 ca tử vong do ung thư trên 100,000 người bị phơi nhiễm quá mức với chất này,” trích từ Bảo tàng côn trùng học Essig Berkeley.
Vào ngày 21/09/1977, trong một phiên điều trần trước quốc hội, tiến sĩ Burk và đồng nghiệp John Yiamouyiannis đã trình bày kết quả nghiên cứu của họ về mối liên hệ giữa việc cho fluoride vào nguồn nước và bệnh ung thư.
Một trong những nghiên cứu được trình bày đã so sánh tỷ lệ tử vong do ung thư hàng năm của 10 trong số các thành phố lớn nhất đã cho fluoride vào nước với 10 thành phố lớn nhất không cho fluoride vào nước. Việc khảo sát đã bắt đầu ở những thành phố đó trước khi chương trình cho fluoride vào nước diễn ra. Họ phát hiện rằng tỷ lệ tử vong do ung thư ở cả hai nhóm thành phố trong thời kỳ này phần lớn là giống nhau.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư tăng mạnh ở các thành phố đã cho fluoride vào nước ngay thời điểm chương trình cho fluoride vào nước bắt đầu, trong khi tỷ lệ tử vong vì ung thư ở các thành phố không cho fluoride vào nước tăng không đáng kể.
Trong cuộc phỏng vấn với công ty phát thanh truyền hình có trụ sở tại Hà Lan NCRV, tiến sĩ Burk đã kêu gọi chính phủ Hà Lan ngừng bổ sung fluoride nhân tạo vào nguồn nước công cộng.
Bảo tàng Côn trùng học Berkeley cho biết, những cố gắng của tiến sĩ Burk bị phê bình gay gắt và các nghiên cứu sau đó đã thách thức mối liên hệ giữa fluoride và ung thư. Ông luôn là mục tiêu của nhóm ủng hộ cho fluoride vào nước, họ cho rằng trong một số nghiên cứu của tiến sĩ Burk, thông tin thống kê trên độ tuổi, giới tính, sắc tộc và khu vực phát hiện ung thư là không chính xác. Dù vậy, những nghiên cứu của tiến sĩ Burk là nguyên nhân chính cho việc chấm dứt cho fluoride vào nước ở Hà Lan.
Trước đó, vào năm 1955 một báo cáo tương tự trên Tập san New England Journal of Medicine cho thấy tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở tiểu bang San Francisco tăng 400% trong thời kỳ thành phố cho fluoride vào nước, trích từ “cho fluoride vào nước và sự thật về sâu răng” của Gladys Caldwell và tiến sĩ Philip Zanfagna xuất bản năm 1974.
Khi mọi người vẫn tranh luận về chủ đề này thì CDC và một số tổ chức cho hay, một số nghiên cứu đã phủ định mối quan hệ giữa fluoride và ung thư. Trong Bản tin của Tổ chức Y tế Thế giới, một nghiên cứu tổng quan được công bố vào năm 1983 cho rằng việc khẳng định mối liên hệ giữa fluoride và ung thư là một sai lầm.
CDC cũng trích dẫn một đánh giá của Howard F. Pollick rằng “Trong các nghiên cứu mà con người uống một lượng fluoride cao hơn nhiều với lượng tối ưu trong thời gian dài đã cho thấy không có tác động tiêu cực nào đến chức năng tuyến giáp.”
Thật không may, cùng với các xung đột về mặt khoa học xung quanh fluoride thì những phát hiện gây tranh cãi tiếp tục xuất hiện, đặc biệt là những tác động tiềm ẩn của fluoride đến hệ thần kinh.
Fluoride và bộ não
Tháng 10/1996, trong một Diễn đàn về fluoride tại Đại học Clark ở Worchester, Massachusetts, tiến sỹ Phyllis Mullenix đã trình bày nghiên cứu và những phát hiện đột phá của mình.
Tiến sĩ Mullenix là tiến sĩ dược học chuyên ngành độc học thần kinh (neurotoxicology) và đã hoàn thành chương trình sau tiến sĩ tại Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins về y học môi trường.
Sau một thời gian làm việc tại khoa tâm thần thuộc Bệnh viện Nhi đồng ở Boston và khoa bệnh học thần kinh thuộc Trường Y Harvard, bà đảm nhận một vị trí tại khoa độc chất học thuộc Viện Nghiên cứu Nha khoa Forsyth và là khoa độc chất học đầu tiên trên thế giới có mặt trong một tổ chức nghiên cứu nha khoa.
Trong một bài giảng, tiến sĩ Mullenix kể rằng tiến sĩ Jack Hein là giám đốc của viện đã nghi ngờ nhiều sản phẩm nha khoa gây ra các vấn đề thần kinh.
Tiến sĩ Mullenix được giao nhiệm vụ áp dụng công nghệ sàng lọc mới dựa trên máy điện toán do bà phát triển để xem xét những tác động môi trường và các sản phẩm chứa độc tính thần kinh đang sử dụng trong cộng đồng nha khoa. Fluoride là chất đầu tiên bà nghiên cứu.
Năm 1995, trên Tập san Khoa học Thần kinh và Quái thai, bà công bố nghiên cứu đột phá của mình thể hiện mối tương quan giữa fluoride và những tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Trong diễn đàn năm 1996, tiến sĩ Mullenix thuật lại rằng nghiên cứu của bà về tác dụng của fluoride đối với chuột đã đưa ra ba kết luận cơ bản.
Thứ nhất, “một điều chắc chắn rằng hành vi [là thứ] dễ bị tổn thương do fluoride”, chỉ cần tiếp xúc trong khoảng thời gian rất ngắn khi còn trẻ, trước hoặc sau khi sinh thì “tất cả những gì bạn cần là tiếp xúc với chất này [fluoride] trong 2 hoặc 3 ngày và nó sẽ gây ra sự thay đổi vĩnh viễn về hành vi khi những con vật lớn lên,” bà nói.
Nếu bạn bỏ qua hết tất cả các lần tiếp xúc khác ngoại trừ một lần tiếp xúc này là đủ để “thay đổi hành vi vĩnh viễn,” tiến sĩ Mullenix nói thêm.
Tiến sĩ Mullenix cũng cho biết phát hiện chính thứ hai là những ảnh hưởng khác nhau theo độ tuổi. Nếu những con chuột tiếp xúc với fluoride trước khi sinh, chúng trở nên hiếu động thái quá và nếu giai đoạn tiếp xúc diễn ra khi chúng còn nhỏ hoặc đã trưởng thành thì sẽ xuất hiện những biểu hiện mà các nhà khoa học gọi là “hội chứng khoai tây trên ghế sofa” (couch potato) hay kém năng động, tương tự như chứng mệt mỏi kinh niên.
Phát hiện quan trọng thứ ba là “fluoride tích tụ trong não và điều này rất khác với những ghi chép trong các tài liệu trước đây.” Các tài liệu cho đến thời điểm hiện tại nói rằng fluoride không xâm nhập vào não và không tích lũy sinh học, “và chúng tôi biết rằng điều này là sai,” tiến sĩ Mullenix kết luận.
Trong nghiên cứu của bà, những phụ nữ bị phơi nhiễm với fluoride có lượng fluoride gấp đôi hoặc gấp ba trong hồi hải mã ở não so với những phụ nữ không tiếp xúc.
Hồi hải mã của não là một phần của hệ viền và đóng vai trò quan trọng trong trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn, trí nhớ không gian giúp định hướng, và hành vi cảm xúc.
Đã có một cuộc tranh luận sôi nổi trong cộng đồng khoa học xung quanh những phát hiện trong nghiên cứu của tiến sĩ Mullenix mặc dù báo cáo của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia năm 2006 kết luận rằng “ủy ban đồng ý rằng có những khó khăn khi giải thích kết quả nghiên cứu nhưng đó không phải là lý do xác đáng để phủ nhận kết quả.”
Lập trường của CDC
The Epoch Times đã liên hệ với CDC và đặt các câu hỏi liên quan đến mức độ an toàn cũng như sự hỗ trợ của họ đối với chương trình cho fluoride vào nước hiện tại. CDC đã đề cập đến Chương trình Độc tính Quốc gia: “Một đánh giá hệ thống: Chuyên khảo Chương trình Độc tính Quốc gia về tình hình khoa học liên quan đến phơi nhiễm fluoride và ảnh hưởng sức khỏe nhận thức và phát triển thần kinh.”
Chuyên khảo Chương trình Độc tính Quốc gia do một hội đồng đánh giá bên ngoài thực hiện và là nguyên nhân gây tranh cãi trong vụ kiện đang diễn ra chống lại Cơ quan Bảo vệ Môi trường khi các email nội bộ của CDC có được thông qua Đạo luật Tự do Thông tin từ luật sư nguyên đơn Michael Connett cho thấy các cơ quan chính phủ đã can thiệp vào việc công bố nó.
Báo cáo cuối cùng được công bố vào ngày 15/3 theo một thỏa thuận đạt được trong vụ kiện. Đồng thời, một cuộc họp công khai được lên lịch diễn ra vào ngày 4/5, nơi Hội đồng Cố vấn Khoa học đưa ra các kết luận và khuyến nghị của mình.
CDC trả lời rằng: “Chúng tôi ủng hộ quy trình này và mong được xem báo cáo cuối cùng của họ, báo cáo này có thể sẽ giúp trả lời một số câu hỏi của bạn.”
Báo cáo Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia năm 2006
Đạo luật Nước uống An toàn yêu cầu đánh giá lại định kỳ các quy định các chất gây ô nhiễm nước uống. Vì lý do này, trước đây Ủy ban về fluoride trong nước uống, thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường giao nhiệm vụ xem xét độc tính, dịch tễ học và dữ liệu lâm sàng về fluoride, cũng như số liệu về phơi nhiễm fluoride hấp thụ qua đường thực quản từ nước uống và các nguồn khác (tức là thực phẩm và các sản phẩm vệ sinh răng miệng).
Đánh giá này dẫn đến kết quả báo cáo khoa học năm 2006 do Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia thực hiện về tiêu chuẩn fluoride trong nước uống của Cơ quan Bảo vệ Môi trường.
Nhiệm vụ của họ là đánh giá độc lập cơ sở khoa học của các tiêu chuẩn nước uống do Cơ quan Bảo vệ Môi trường đặt ra gồm: mức ô nhiễm tối đa (MCLG) là 4mg/L và mức ô nhiễm tối đa thứ cấp (SMCL) là 2mg/L. MCLG và SMCL được thiết lập vào năm 1986.
CDC hiện đang hỗ trợ mức cho fluoride vào nước trong nước là 0.7mg/L, nồng độ được Dịch vụ Y tế Công cộng khuyến nghị.
Mức tối đa cho phép (MCLG) là 4.0 mg/L. Mức này dùng để bảo vệ xương khỏi nhiễm độc fluoride. Mức tối đa thứ cấp (SMCL) là 2.0 mg/L để bảo vệ răng khỏi nhiễm fluoride từ trung bình đến nặng. Tiêu chuẩn thứ cấp không thể thi hành nhưng yêu cầu các cơ quan thông báo cho người dân nếu mức trung bình vượt quá con số này.
Ủy ban về fluoride của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia được yêu cầu xác định các lỗ hổng trong dữ liệu và đưa ra khuyến nghị cho những nghiên cứu trong tương lai để có dữ kiện MCLG và SMCL tốt hơn giúp bảo vệ trẻ em và những người khác khỏi các tác động xấu đến sức khỏe.
Trong nghiên cứu của mình, ủy ban về fluoride của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia thấy rằng thông tin về fluoride không đầy đủ khiến ủy ban này không thể đưa ra những đánh giá về sự an toàn hoặc rủi ro với nồng độ fluoride từ 2 đến 4 mg/L.
Ủy ban này kêu gọi cộng đồng khoa học tiến hành nghiên cứu cẩn thận hơn về tình trạng phơi nhiễm fluoride, đặc biệt là các tác động đến nội tiết và chức năng não, đồng thời khuyến nghị Cơ quan Bảo vệ Môi trường nên “cập nhật đánh giá rủi ro của fluoride vào hệ thống dữ liệu về rủi ro sức khỏe và ước tính tốt hơn về tổng lượng phơi nhiễm (nguồn đóng góp tương đối) của các cá nhân.”
Ủy ban này cũng kêu gọi Cơ quan Bảo vệ Môi trường xem xét đến các quần thể nhỏ dễ bị tổn thương, những điều không chắc chắn và những thay đổi trong đánh giá của họ.
Đánh giá của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia về độc tính thần kinh và những ảnh hưởng đến phản ứng thần kinh của fluoride dựa trên “thông tin chủ yếu đến từ các nghiên cứu mô học, hóa học và phân tử, rõ ràng là fluoride có khả năng can thiệp vào các chức năng của não và cơ thể bằng những con đường trực tiếp và gián tiếp.”
Họ lưu ý rằng “fluoride cũng làm tăng sự sản sinh các gốc tự do trong não thông qua một số quá trình sinh học khác nhau. Những thay đổi này có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.”
Ủy ban đã đánh giá các nghiên cứu chỉ ra sự thiếu hụt IQ ở những trẻ em tiếp xúc với fluoride và nói rằng mặc dù các nghiên cứu còn thiếu chi tiết, nhưng ủy ban tin rằng rằng tính nhất quán trong các kết quả là đáng kể và đủ để tiến hành các nghiên cứu bổ sung về tác động của fluoride đối với trí thông minh.
Trong bài tiếp theo: “Là đại diện của CDC, với hiểu biết của tôi, chúng tôi không có bất kỳ dữ liệu nào về việc này,” Casey Hannan, giám đốc sức khỏe răng miệng của CDC cho biết khi được luật sư Connett hỏi trong một biên bản lấy lời khai liệu rằng CDC có bất kỳ dữ liệu nào trong hồ sơ đã ban hành trước đây định rõ giới hạn trên của mức fluoride được hấp thụ có tác dụng gây độc thần kinh ở trẻ em.