Các bác sĩ phẫu thuật và nhân viên y tế Trung Quốc đã “lấy tim” của các tử tù để cấy ghép cho người khác, từ đó giết chết tử tù trước khi họ đến giờ hành quyết.

Kết luận này có trong báo cáo mới công bố trên tạp chí y khoa hàng đầu nước Mỹ “American Journal of Transplantation” (AJT) vào ngày 4/4/2022.

Nhiều hãng thông tấn quốc tế đã đưa tin về báo cáo chấn động này như Axios, 9News, Al Jazeera, Newsweek

Bằng chứng cho thấy bác sĩ Trung Quốc lấy tim của nạn nhân còn sống

Theo 9News, báo cáo của Đại học Quốc gia Úc (ANU) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy các bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc đã giết chết tử tù bằng cách cắt bỏ trái tim của họ trước khi họ chết lâm sàng.

Xét về khía cạnh đạo đức, nhân viên y tế sẽ chỉ lấy nội tạng của người tình nguyện hiến tạng và khi họ chết lâm sàng, hay rơi vào trạng thái chết não (nghĩa là không hôn mê, không tự thở được nếu không có trợ giúp của thiết bị y tế).

Việc lấy tim của người còn sống là một hành vi phi đạo đức
Việc lấy tim của người còn sống là một hành vi phi đạo đức (ảnh minh họa từ Pxfuel).

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy “bằng chứng” cho thấy các nhân viên y tế Trung Quốc đã lấy nội tạng trước khi nạn nhân bị chết lâm sàng. Bằng chứng được thể hiện trong 71 bài báo đăng trên các tạp chí y khoa Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2015. Trong các bài báo này, các bác sĩ Trung Quốc mô tả việc họ mổ lấy tim từ “người hiến tạng” trong khi họ chưa chết não.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh các hoạt động nêu trên là phi đạo đức. “Nền tảng của đạo đức cấy ghép là người hiến tặng đã chết (trước khi lấy nội tạng)”, theo báo cáo.

Việc các bác sĩ Trung Quốc lấy tim của các nạn nhân đồng nghĩa với việc kết liễu mạng sống của họ. Nghiên cứu cho biết, việc lấy tim từ một người còn sống thì giúp cải thiện khả năng cấy ghép nội tạng thành công cho người khác.

Các nhà nghiên cứu “bị sốc” khi tìm thấy bằng chứng

Ông Matthew Robertson, đồng tác giả của nghiên cứu, nói với 9News: “Chúng tôi bị sốc khi tìm thấy (bằng chứng)”.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên khi việc mổ lấy nội tạng quá rõ ràng và trắng trợn”.

Ông Robertson cho rằng 71 trường hợp bị phát hiện chỉ là “một phần nhỏ” của vấn đề.

“Bằng chứng cho thấy sự việc này đang diễn ra, nó có hệ thống và rất phổ biến”, ông Robertson nói.

Có lẽ có “rất nhiều, rất nhiều ca cấy ghép” trong đó bác sĩ phẫu thuật tại Trung Quốc đã đóng vai trò là những tên đao phủ, theo nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc (ANU).

Chính quyền Trung Quốc “nổi tiếng” về thu hoạch nội tạng cưỡng bức

Từ hàng chục năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc có lịch sử mổ lấy nội tạng của những người mà họ giam cầm, trong đó có các tù nhân bị kết án tử hình. Theo Axios: “Hành vi này bị lên án rộng rãi về mặt y đức, vì các tù nhân tử hình không thể đưa ra sự đồng ý thực sự cho việc hiến tạng”.

Chính quyền Trung Quốc bị lên án vì lấy nộ tạng từ các tù nhân trong khi họ vẫn còn sống (ảnh chụp màn hình PBS).
Chính quyền Trung Quốc bị lên án vì lấy nộ tạng từ các tù nhân trong khi họ vẫn còn sống (ảnh chụp màn hình PBS).

Dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, chính quyền Trung Quốc tuyên bố ngừng lấy nội tạng của các tù nhân bị hành quyết từ năm 2015. Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền nghi ngờ tính trung thực của tuyên bố này.

Al Jazeera đưa tin, Maya Wang, nhà nghiên cứu cấp cao về Trung Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: “Do hồ sơ nhân quyền ngày càng tồi tệ của chính phủ Trung Quốc trong những năm gần đây, chúng ta nên có thái độ hoài nghi về các cam kết của chính quyền này về việc chấm dứt sử dụng nội tạng của tù nhân”.

Năm 2019, một tòa án độc lập tại Anh Quốc đã ra phán quyết kết luận: Tình trạng “cưỡng bức mổ lấy nội tạng đã được thực hiện trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc với quy mô đáng kể” và hầu hết nội tạng khả năng đến từ các học viên Pháp Luân Công, môn khí công giúp nâng cao sức khỏe và tiêu chuẩn đạo đức theo Chân – Thiện – Nhẫn.

Sir Geoffrey Nice QC, thẩm phán Tòa án Xét xử Trung Quốc (China Tribunal) đọc phán quyết ngày 17/6/2019 (ảnh: China Tribunal).
Sir Geoffrey Nice QC, thẩm phán Tòa án Xét xử Trung Quốc (China Tribunal) đọc phán quyết ngày 17/6/2019 (ảnh: China Tribunal).

Cũng trong năm 2019, nhà nghiên cứu Robertson của Đại học Quốc gia Australia đã công bố một báo cáo khác đăng trên tạp chí BMC Medical Ethics; trong đó cho thấy giới chức Trung Quốc làm giả dữ liệu về số lượng người hiến tặng nội tạng để hợp lý hóa số lượng cấy ghép cao bất thường tại nước này.

Theo 9News, Giáo sư Arthur Caplan, trưởng bộ môn y đức tại Đại học New York (Mỹ) đã xem xét nghiên cứu của ANU, và cho biết số lượng cấy ghép được thực hiện ở Trung Quốc không phù hợp với tỷ lệ hiến tặng tự nguyện.

Ông Caplan nói, nghiên cứu này đã cung cấp “bằng chứng không thể chối cãi” về việc các bác sĩ Trung Quốc đang lấy và cấy ghép các nội tạng quan trọng từ những người chưa chết lâm sàng.