Site icon MUC News

Bạn sẽ làm gì khi nghe con nói: ‘Mẹ, tại sao mẹ không chết?’

Trong quá trình giáo dục trẻ, có một cách mà các bậc cha mẹ thường áp dụng đó là thủ thỉ cho con nghe những câu chuyện thời thơ ấu khó khăn, vất vả của chính mình. Bạn tôi đã kể cho đứa con 5 tuổi về quá khứ của cô như thế này:

Ảnh minh họa: Pixabay.

Ở thế hệ ông bà, cuộc sống khó khăn lắm, ăn không đủ no, khi ốm đau không được chữa trị kịp thời. Nhiều người chết đói, chết vì bệnh tật. Ngay cả khi mẹ còn trẻ, cũng có nhiều trẻ em chết đói vì nhà nghèo, không đủ tiền ăn.

Điều tôi không ngờ là cậu bé đã hỏi mà không cần suy nghĩ: Mẹ ơi, tại sao mẹ không chết? Câu nói của cậu bé khiến cô bạn bị sốc, nhưng người bạn đó không hề tức giận mà thay vào đó, cô ấy bắt đầu nghĩ tại sao con mình lại nói điều như vậy?

Trong tình huống như vậy chúng ta nên làm thế nào để hướng dẫn trẻ không nói nhưng điều không phù hợp?

1. Đừng vội trách trẻ

Trong tình huống trên có thể nhiều người sẽ trách mắng đứa trẻ là đồ bất hiếu, vô giáo dục… Chúng ta cần hiểu được trẻ em không suy nghĩ và cân nhắc như người lớn khi nói chuyện, chúng chỉ đơn giản là nói nhữngchợt lóe lên trong đầu não.

Vì vậy, khi trẻ “nói lung tung”, cha mẹ không nên tức giận mà trách móc trẻ. Trẻ vẫn chưa biết mình sai ở đâu, nôn nóng và đổ lỗi sẽ chỉ khiến trẻ không còn dám bộc lộ bản thân, lâu dần sẽ hình thành tính cách khép kín.

Ảnh: Pixabay.

2. Dạy trẻ những điều không nên nói

Trẻ con nói không cần suy nghĩ, dễ khiến người lớn nghi hoặc, kinh ngạc, thậm chí gây ra cảnh xấu hổ nơi công cộng. Cha mẹ có thể dạy con cái họ những điều không nên nói.

Ví dụ trong trường hợp nêu trên người mẹ có thể nói với con rằng: “chết” là điều mọi người cấm kỵ, vì vậy con không thể dễ dàng nói “chết”. Con nên kính trọng cha mẹ và người lớn tuổi, nói những từ như vậy là bất kính với bề trên.

3. Chú ý đến thói quen của bạn

Chúng ta đều biết trẻ em có khả năng bắt chước rất nhanh, điều chúng nói và làm phản ánh chân thực những gì chúng được dạy và chứng kiến từ cha mẹ. Nếu trong gia đình cha mẹ hay nói tục, chửi thề, thô bạo… lớn lên trong môi trường như vy đứa trẻ sẽ hình thành nhân cách xấu.

Cha mẹ dạy con như thế nào thông qua giao tiếp?

1. Đừng ngắt lời khi trẻ đang nói

Khi có ý kiến ​​riêng, trẻ thường ngay lập tức nói ra, tuy là những lời thiếu suy nghĩ nhưng cũng là biểu hiện của việc trẻ dám thể hiện mình. Nếu cha mẹ thường xuyên ngắt lời trẻ khi đang nói thì lâu dần chúng sẽ không muốn thể hiện quan điểm của bản thân và dần khép mình lại.

Cha mẹ thường xuyên dẫn dắt, khích lệ khiến trẻ trở nên tự tin (ảnh minh hoạ: Pixabay).

2. Suy nghĩ từ góc độ của một đứa trẻ

Nhiều bậc cha mẹ thường phê bình, chỉ trích con vì một câu nói chưa phù hợp. Những đứa trẻ đó thường không phục cách dạy dỗ này. Vì các phụ huynh không suy xét vấn đề từ góc độ của con mình nên những đứa trẻ đó cảm thấy rằng chúng không sai.

Vậy nên khi giao tiếp với con cái cha mẹ nên cố gắng đứng ở vị trí của trẻ để suy nghĩ và hiểu được tâm tư của chúng.

Chúng ta không mong mình có những đứa con già trước tuổi, nhưng cũng cần dạy cho chúng cách nói sao cho đúng hoàn cảnh, không để người khác phải khó xử.

Dạy con ăn nói lễ phép, cư xử có chừng mực không chỉ đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại, mà cha mẹ còn cần là tấm gương tốt, tạo cho con một môi trường sống ấm áp, an toàn, tràn đầy năng lượng.

Trong một gia đình như vậy, trẻ sẽ biết cách ăn nói, cư xử lễ phép, khiêm tốn và được mọi người yêu mến.