Site icon MUC News

Báo cáo: Trung Quốc đầu bảng về đàn áp người dân xuyên biên giới

Nhân viên cảnh sát ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 30/4/2007 (ảnh: Flickr).

Nhân viên cảnh sát ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 30/4/2007 (ảnh: Flickr).

Báo cáo gần đây của Freedom House (FH), một tổ chức hỗ trợ dân chủ của Mỹ, kết luận: “Chính quyền Trung Quốc áp dụng chiến dịch trấn áp công dân xuyên biên giới tinh vi nhất, toàn diện nhất thế giới”.

Đây là cuộc điều tra quy mô toàn cầu đầu tiên về một số quốc gia mài mòn các nền dân chủ; gây ảnh hưởng đến cộng đồng người dân sống ở nước ngoài và người lưu vong, theo The Epoch Times ngày 9/2.

Ngày 2/2, báo cáo do FH phát hành cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc đang “đàn áp xuyên quốc gia”; thông qua các hình thức như giam giữ, tấn công, đe dọa thể xác, thậm chí là nghi ngờ ám sát những người gốc Hoa ở nhiều nước trên thế giới.

Ngoài các hình thức đàn áp trực tiếp lên thân thể nạn nhân như trên, chính quyền Trung Quốc còn áp dụng các phương tiện gián tiếp; như đe dọa qua các phương tiện kỹ thuật số; sử dụng phần mềm gián điệp; gây sức ép bằng việc bắt giữ thân nhân của họ ở Trung Quốc.

Theo báo cáo, Trung Quốc thực hiện “chiến dịch trấn áp xuyên quốc gia tinh vi nhất; phạm vi toàn cầu và toàn diện nhất trên thế giới”.

Báo cáo cho biết số người bị đàn áp lên đến hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới. Trong đó bao gồm các nhóm dân tộc thiểu số và những người có đức tin như các học viên Pháp Luân Công, người dân tộc Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng.

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, được yêu chuộng tại nhiều quốc gia, nhưng bị đàn áp ở Trung Quốc từ năm 1999 đến nay.

Duy Ngô Nhĩ là nhóm dân tộc thiểu số theo đạo Hồi ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc. Báo cáo của Liên Hợp Quốc vào tháng 8 năm 2018 cho biết chính quyền Trung Quốc tống giam khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung ở Tân Cương.

Tây Tạng từng là quốc gia độc lập, bị quân đội Trung Quốc xâm lược vào năm 1950. Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi đây là “cuộc giải phóng hòa bình Tây Tạng”.

Báo cáo của FH cho biết: “Một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Canada có người thân bị bắt vào trại lao động ở Trung Quốc. Khi được thả, người thân của cô gọi điện yêu cầu cô phải giữ im lặng vì giới chức Trung Quốc đang theo dõi họ”.

Báo cáo cũng lưu ý, người Tây Tạng ở Mỹ và Canada đã bị “các điệp viên Trung Quốc đe dọa và bắt làm gián điệp cho họ”. Tháng 9/2020 một cảnh sát thành phố New York gốc Tây Tạng đã bị bắt vì làm làm gián điệp cho Trung Quốc trong cộng đồng Tây Tạng ở Mỹ.

Ngoài ra, còn có các vụ theo dõi và đe dọa người Tây Tạng gần đây ở Thụy Điển, Thụy Sĩ và Canada.

Phần mềm gián điệp hàng đầu được sử dụng để chống lại người Duy Ngô Nhĩ – cũng đã được sử dụng trong các chiến dịch chống lại người Tây Tạng, theo báo cáo.

Phạm vi đe dọa của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn vượt ra ngoài bộ máy chính phủ. Báo cáo cho biết, các hiệp hội, như hiệp hội sinh viên Trung Quốc ở Canada, cũng đã tham gia vào hoạt động hăm dọa; quấy rối và tấn công tại các nước sở tại.