Chú chó lúc đầu còn gầm gừ, nhưng sau đó chú chó chạy thục mạng khi nghe tiếng hét đáng sợ từ bé gái.
Nhiều cư dân mạng để lại bình luận về chú chó chạy thục mạng khi nghe tiếng hét bé gái:
– Đã tìm được truyền nhân của “Sư Tử Hống” rồi nhé!
– Võ công sư tử gầm tương lai.
– Đời không như mơ, xuống vực luôn.
– Haha… chắc thường ngày bé gái đem đi tắm rồi lấy lược chải lông, buộc nơ làm mấy chùm chứ gì.
– Nó sợ đến nỗi phải nhảy xuống vực kìa.
– Nguyên con sử tử cái đứng sau lưng sư tử con thì nó chả sợ mới lạ.
– Thế mới biết ai là chủ cái nhà này.
Video ghi lại khoảnh khắc chú chó chạy thục mạng khi nghe tiếng hét bé gái:
Tóm tắt nội dung
Xem thêm: Ai cũng nói ‘Sư tử Hà Đông’ nhưng ít người biết được xuất xứ thực sự của nó
Thoạt nghe câu thành ngữ “Sư tử Hà Đông”, chắc hẳn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: câu thành ngữ này liệu có liên quan đến vùng đất Hà Đông xưa của Việt Nam?
Kỳ thực không phải như vậy. Hỏi thăm từ những cụ già sống gần hết đời người trên mảnh đất Hà Đông Việt Nam, hay những người thạo chữ, cả đời tầm chương trích cú cũng không ai biết nguồn gốc câu thành ngữ quen thuộc này có liên quan gì đến “máu tam bành” của những người phụ nữ ghen tuông sẵn sàng đập phá, mắng nhiếc chồng con ngay trước mặt mọi người? Nếu tra nguồn gốc thì hóa ra cũng là câu chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Vậy thành ngữ ‘Sư tử Hà Đông’ bắt nguồn từ đâu và khi nào?
Chuyện kể rằng: ở đất Vĩnh Gia bên Trung Quốc thời Tống, có một người tính tình thất thường, họ Trần, tên là Tạo, quê ở Lý Thường.
Khi còn nhỏ, Tạo thích chơi đấu kiếm. Ông có thể ngồi cả ngày để nghe những câu chuyện về các anh hùng hảo hán và vô cùng khâm phục lòng dũng cảm, trung thực của những con người “đội trời đạp đất, thỏa chí vẫy vùng” ấy.
Lớn lên, Tạo thường đi lân la gặp gỡ các chí sĩ giang hồ để học mót các chiêu thức võ thuật và cùng họ đi ngao du đây đó. Thế là Tạo cũng nghiễm nhiên ghi mình vào danh sách “cùng hội cùng thuyền” với các anh hùng khác; và luôn tự tin thể hiện ý chí làm việc thiện, giúp đỡ bạn bè, cứu người.
Kỳ lạ là khi vừa bước sang tuổi trung niên, Trần Tạo bỗng nhiên thay đổi tính cách. Tạo chán ghét cuộc sống lang thang lạc lõng giữa chốn văn chương, ngôn từ. Đã có lúc Tạo phấn khích với ý nghĩ sẽ bước lên văn đàn để tạo dựng danh tiếng trong giới. Nhưng tiếc thay, cũng vì tài lẻ, thiếu hiểu biết nên đành “lực bất tòng tâm”.
Đã hơn nửa đời người nhưng dường như Tạo ta vẫn công chưa thành, danh chưa toại ý. Trần Tạo lúc này nản chí nên về ở ẩn rồi lập gia đình, sáng sớm vui thú ruộng vườn. Vì đã có lúc “giang hồ vùng vẫy” nên dù Tạo đã về ở ẩn, những người anh em, chiến hữu của Lão vẫn thường đến nhà để bàn chuyện thế sự; hoặc chỉ để khuây khỏa bên chén rượu, ly trà.
‘Máu tam bành’ nổi lên…
Không nói ra thì ai cũng biết rằng, bên những chàng trai “anh hùng” này luôn có những ca kỹ, vũ công. Họ xinh đẹp, hát hay, nhảy giỏi… Thế nên, Tạo dù mang tiếng là “ở ẩn” nhưng vẫn ngang tàng, vẫn nhậu nhẹt với bạn bè, chiến hữu; thì khó tránh khỏi cảnh yếu lòng bên các ca kỹ đang độ sắc xuân kia.
Nhìn cảnh đó hoài, Liễu thị vợ của Tạo bực lắm, cơn ghen nổi lên nghẹn ở cổ họng. Liễu nghĩ:
“Biết đâu trong số những vũ nữ xinh đẹp, tài năng ấy lại không có dã tâm độc ác muốn chiếm đoạt chồng mình”.
Không kìm được nổi máu ghen, một lần Liễu thị đứng dậy, vớ lấy một cây gậy, phóng vào tường, vào quầy, vào bàn. Đồng thời, Liễu la hét, la hét và chửi bới ầm ĩ! Bạn giang hồ của Tạo và tất cả các nữ ca kỹ có mặt trong bữa tiệc; vì quá xấu hổ nên ba chân bốn cẳng tìm cách tẩu thoát.
Trần Tạo cũng biết tình huống như vậy rất lỗ mãng! Nhưng là người sợ vợ nên anh không dám đứng ra khuyên nhủ. Anh ta chỉ đứng im, hai tay khoanh trước ngực, mắt đờ đẫn nhìn qua; vẻ mặt đầy sợ hãi như muốn tránh ánh mắt dữ tợn và khuôn mặt đỏ bừng đang trong cơn “bốc lửa tam bành” của vợ!
Và câu thành ngữ ra đời…
Nghe tin đó, Tô Đông Pha – một danh sĩ nổi tiếng đương thời, cũng là bạn xã giao của Tạo; đã viết tặng chàng trai này một bài thơ như sau:
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống,
Gậy tuột khỏi tay tim bàng hoàng.
Từ “Hà Đông” ở đây là để chỉ một người phụ nữ họ Liễu (thơ Đỗ Phủ có câu: “Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu”). Còn “sư tử rống” là cách chơi chữ, mang hàm ý uy nghiêm.
Trong tiếng Việt, thành ngữ “Sư tử Hà Đông” dùng để chỉ những người phụ nữ có tính cách nóng nảy và ghen tuông. Mỗi lần ‘sôi máu tam bành’ có thể khiến các ông chồng bàng hoàng, choáng ngợp và khiến bản lĩnh đàn ông cũng tan thành mây khói! Đúng là:
“Một khi gặp trận tam bành.
Anh hùng chiến hữu cũng thành người rơm”!
Có thể bạn quan tâm: