Bệnh nhi 12 tuổi ở huyện Sa Thầy   Kon Tum tử vong vì bạch hầu ác tính
Ảnh chụp màn hình hiển thị báo Tuổi Trẻ.

Theo báo Tuổi Trẻ, trước đó, vào khoảng 3h ngày 13/9, bệnh nhân A.N. (nam,12 tuổi, ngụ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum chuyển đến vào ngày thứ 7 của bệnh, trong tình trạng rối loạn nhịp tim, suy tim, men tim cao. Bệnh nhân này ghi nhận chưa tiêm ngừa vắc xin bạch hầu.

Bệnh nhân được bác sĩ đặt máy tạo nhịp, dùng thuốc vận mạch. Trong lúc các bác sĩ xem xét cho bệnh nhân dùng ECMO thì bé tử vong lúc 13h55′ cùng ngày.

Theo báo Pháp Luật, đây là ca thứ 3 mắc bạch hầu ác tính, có biến chứng tử vong tại Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM từ tháng 6/2020 đến nay.

Trước đó, một bé trai 13 tuổi và một bé gái người Mông 9 tuổi cũng có biến chứng nặng được Bệnh viện ở Đắk Nông chuyển đến cũng không qua khỏi. Các trường hợp tử vong này cũng chưa từng tiêm ngừa vắc xin bệnh bạch hầu.

Tờ VnExpress cho biết, từ 8 tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận hơn 200 ca bạch hầu, chủ yếu tập trung các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Trường, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM, hiện bệnh viện còn điều trị 2 ca bạch hầu khác. Các bệnh nhân đều đến từ Tây Nguyên, thời gian điều trị đã kéo dài hơn 1 tháng, sức khỏe đến nay ổn định

Bạch hầu ác tính

Triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc rầm rộ nặng nề. Bệnh nhân có thể có dấu cổ bò, kèm theo trụy tim mạch, suy hô hấp nặng, tổn thương màng giả tại chỗ cũng lan rộng, nhanh, nặng nề. Tiên lượng dè dặt. Tử vong nhanh.

Có 2 thể bạch hầu ác tính:

  • Thể tiên phát xuất hiện ngày đầu hoặc ngày thứ 2 của bệnh, với những dấu hiệu đột ngột như sốt cao (39-40 độ C) mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau, màng giả lan nhanh 2 bên amiđan, hơi thở hôi, hạch cổ sưng to, cổ bạnh ra. Bệnh nhân dần dần bị mệt lả, tím tái, sốt cao, xuất huyết nhiều nơi, khi uống nước sẽ bị sộc ra mũi, huyết áp hạ, mạch nhanh. Bệnh nhân có thể bị tử vong.

  • Thể thứ phát thường xuất hiện sau bạch hầu họng thông thường do điều trị muộn – Bạch hầu thanh quản: Phần lớn do bạch hầu họng thể thông thường không được điều trị kịp thời gây ra. Ở thể này, màng giả lan xuống tận thanh quản.

(Nguồn tư liệu: Y học Cộng đồng)

Từ Khóa: