Vào tháng 01/2023, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã ban hành hướng dẫn thực hành lâm sàng mới để đánh giá và điều trị thừa cân và béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Sức khỏe của khoảng 14.4 triệu trẻ em và thanh thiếu niên Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi bệnh béo phì và xu hướng này đang leo thang. Năm 1963, 5% trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì—đến năm 2018, con số này đã tăng lên 19%.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ viết trong hướng dẫn mới rằng: “Một mô hình dịch tễ học dự đoán ước tính rằng nếu xu hướng béo phì năm 2017 vẫn giữ nguyên thì 57% trẻ em từ 2 đến 19 tuổi sẽ bị béo phì khi chúng 35 tuổi vào năm 2050.”
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ viết rằng béo phì “khiến trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc các hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe ngắn hạn và dài hạn sau này trong cuộc sống, bao gồm bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu [cholesterol hoặc chất béo trong máu tăng cao bất thường], kháng insulin, tiểu đường loại 2 và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.”
Thanh niên béo phì cũng có thể bị tăng huyết áp tâm thu, lipoprotein mật độ thấp, độ nhạy insulin thấp hơn, “sức khỏe tâm lý và cảm xúc kém, căng thẳng gia tăng, các triệu chứng trầm cảm và lòng tự trọng thấp.”
Theo những hướng dẫn mới này, can thiệp “có thể liên quan đến bất kỳ phương pháp nào, bao gồm sàng lọc, tư vấn, giảm cân có kiểm soát về mặt y tế, điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.” Do đó, một số bác sĩ, chuyên gia y tế cộng đồng và phụ huynh hiện đang thúc đẩy các hướng dẫn mới bao gồm các biện pháp điều trị như thuốc giảm cân cho trẻ 12 tuổi và phẫu thuật giảm béo cho trẻ 13 tuổi.
Những biện pháp này hoàn toàn trái ngược với những thay đổi lối sống thường được khuyên áp dụng cho trẻ em.
Phản đối các hướng dẫn
Tiến sĩ Robert Yoho là một bác sĩ phẫu thuật đã nghỉ hưu nói với The Epoch Times rằng, “phẫu thuật giảm béo cho thấy tỷ lệ tử vong trung hạn là khoảng 1/250 ở người lớn [trong các nghiên cứu cũ] khiến biện pháp này trở thành một trong những thủ thuật rủi ro nhất được biết đến.”
Tiến sĩ Yoho cho biết bằng chứng chắc chắn về việc chăm sóc phẫu thuật “có nhiều loại từ việc suy đoán đến không tồn tại”. “Lĩnh vực này gần như chưa được nghiên cứu—chúng tôi dựa vào truyền thống—chúng tôi trao cho các bác sĩ phẫu thuật quyền tự chủ điều trị gần như hoàn toàn và nhiều kết quả ròng của họ đang bị nghi ngờ.”
Tiến sĩ Bill Wilson là một bác sĩ gia đình đồng thời là tác giả của cuốn sách “Brain Drain” (Chảy máu chất xám) nói với The Epoch Times rằng: “Các hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ là sai lầm vì chúng rõ ràng không dựa trên cơ sở khoa học. Nếu bạn không hiểu cách xác định và đo lường tình trạng [béo phì] thì làm sao bạn có thể điều trị hiệu quả? Chúng ta nên thảo luận bằng khoa học vững chắc.”
Tiến sĩ Wilson gọi ngành công nghiệp thực phẩm phức hợp là Big Food và theo ông việc tiêu thụ lâu dài các loại thực phẩm chế biến do Big Food sản xuất làm cho mọi người mắc các rối loạn tâm thần dù việc tiêu thụ các loại thực phẩm này buộc cơ thể tích trữ thêm chất béo—bất kể người đó ăn bao nhiêu.
Tiến sĩ Marc Siegel là giáo sư tại Trung tâm Y tế NYU Langone nói với Fox News Digital rằng semaglutide là một trong những loại thuốc được khuyên dùng (được bán trên thị trường với tên Ozempic, Wegovy và Rybelsus) hiệu quả đến mức thực sự giống như phẫu thuật giảm béo nhưng “còn quá sớm để sử dụng ở trẻ em.” Tiến sĩ Siegel nói thêm rằng phẫu thuật là “vô cùng khó khăn” đối với trẻ và các hướng dẫn Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cần phải rõ ràng hơn.
Các chuyên gia khác đã nêu lên mối lo ngại rằng thuốc và phẫu thuật mang lại rủi ro. Mặc dù cả bệnh nhân và bác sĩ đều có thể thích một cách khắc phục nhanh chóng nhưng các hướng dẫn mới vẫn gây tranh cãi khi chúng không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của bệnh béo phì, vốn thường bắt nguồn từ thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng calo cao, căng thẳng và lối sống ít vận động. Mặc dù lời giải thích thông thường đó có vẻ rõ ràng đối với nhiều người nhưng các cơ quan y tế hàng đầu như Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ có một lời giải thích phức tạp hơn.
Béo phì có phải là bệnh mãn tính không?
Viện Y tế Quốc gia tuyên bố béo phì là một “bệnh mãn tính” vào năm 1998 và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đồng tình. Họ nói rằng các yếu tố rủi ro đối với “căn bệnh” béo phì bao gồm “những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu” và “những thành kiến về cân nặng và sự kỳ thị”. “Nhiều ảnh hưởng” gây béo phì bao gồm “các yếu tố rủi ro cá nhân và gia đình” và “sự bất bình đẳng về cấu trúc và bối cảnh rộng hơn,” Viện Y tế Quốc gia cho biết thêm.
Các hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ hạ thấp trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm của cha mẹ đối với bệnh béo phì cũng như việc ăn quá nhiều. Trong một số trường hợp, các hướng dẫn nhấn mạnh các yếu tố chính trị hơn các hành vi cá nhân.
Các hướng dẫn cũng lưu ý rằng: “Sự bất bình đẳng về nghèo đói, thất nghiệp và quyền sở hữu nhà do phân biệt chủng tộc mang tính cấu trúc có liên quan đến tỷ lệ béo phì gia tăng”, đồng thời cũng đặt câu hỏi về tác động của thực phẩm chế biến sẵn thường liên quan đến bệnh mãn tính và béo phì.
Cấm quảng cáo thuốc
Hoa Kỳ gần như không phải là quốc gia công nghiệp hóa duy nhất có tỷ lệ béo phì ngày càng tăng, kể cả ở trẻ em. Tuy nhiên, các quốc gia khác đã xem xét nguyên nhân béo phì trước khi đề nghị phẫu thuật hoặc thuốc giảm cân cho trẻ em.
Ví dụ: Vương quốc Anh đã xác định mối liên hệ rõ ràng giữa việc quảng cáo đồ ăn vặt—thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều calo—trên các tuyến giao thông công cộng và bệnh béo phì nên đã ban hành lệnh cấm việc quảng cáo như vậy vào năm 2019. Chỉ trong ba năm, lệnh cấm đã làm giảm hơn 94.867 trường hợp béo phì so với dự kiến—giảm gần 5%, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Sheffield và Trường Y học Nhiệt đới & Vệ sinh Luân Đôn.
Làm thế nào xác định được sự giảm béo phì? Một phương pháp điều tra là so sánh thói quen mua sắm của gần 1,000 người Luân Đôn sau lệnh cấm quảng cáo với thói quen của 1,000 người ở vùng đông bắc nước Anh nơi lệnh cấm không có hiệu lực.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến béo phì cũng giảm rõ rệt. “Nghiên cứu tương tự cho thấy chính sách này đã giúp giảm 2,857 trường hợp mắc bệnh tiểu đường và 1,915 trường hợp mắc bệnh tim mạch,” BBC đưa tin. Như bất kỳ ai làm việc trong ngành quảng cáo cũng sẽ nói với bạn “quảng cáo rất hiệu quả.”
Chấp nhận béo phì là một phần của vấn đề?
Thuốc và phẫu thuật mang đến những rủi ro mới và duy nhất và mặc dù mọi người biết việc lựa chọn thực phẩm và mức độ hoạt động của họ là rất quan trọng nhưng một số người vẫn không tìm thấy đủ ý chí để thay đổi.
Tiến sĩ Nicole Saphier là bác sĩ X quang và là giám đốc khoa hình ảnh học nhũ hoa tại Memorial Sloan Kettering nói với Fox News Digital rằng một xã hội mà trong đó có sự “tôn vinh” bệnh béo phì và “các phong trào cơ thể tích cực (body positivity)” đã có tác dụng khiến các bác sĩ im lặng.
Bà nói: “Đột nhiên, các bác sĩ được thông báo rằng họ không thể sử dụng thuật ngữ béo phì và thừa cân.”
Tiến sĩ Saphier cũng nói thêm: “Nói chung, người Mỹ luôn tìm cách khắc phục nhanh chóng. Chúng ta muốn một viên thuốc, một thực đơn ăn kiêng nhanh chóng hay bất cứ thứ gì có thể mang lại cho chúng ta một kết quả tích cực mà ít nỗ lực nhất.”
Phòng ngừa và ăn uống lành mạnh thì sao?
Còn phòng ngừa thì sao? Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết: “Hướng dẫn này không đề cập đến việc ngăn ngừa béo phì, vấn đề sẽ được đề cập trong tuyên bố chính sách sắp tới của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, các hướng dẫn lưu ý rằng “các khuyến nghị về Tương lai Tươi sáng của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ dựa trên các đánh giá có hệ thống và hội đồng chuyên gia để đưa ra các hướng dẫn phòng ngừa.”
Việc tiêu thụ thực phẩm chế biến có chứa dầu hydro hóa và xi-rô bắp có hàm lượng đường fructose cao là nguyên nhân chính gây béo phì nhưng ít được đề cập trong hướng dẫn mà ưu tiên cho “các yếu tố quyết định cơ bản về di truyền, sinh học, môi trường và xã hội có nguy cơ gây béo phì” – vốn được chuyển trọng tâm từ ăn uống và trách nhiệm cá nhân sang.
Các hướng dẫn cũng liên kết thực đơn ăn uống nghèo nàn — đặc biệt là thức ăn nhanh — với tăng cân, nhưng tuyên bố: “Mối liên hệ giữa việc ít vận động và béo phì đã được chứng minh là từ nhỏ đến không nhất quán.” Nó cũng tương tự như vậy đối với đồ ăn nhẹ.
“Một đánh giá có hệ thống gần đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa chất béo trong cơ thể và việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến (được định nghĩa là đồ ăn nhẹ, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và thực phẩm tiện lợi) ở trẻ em và thanh thiếu niên nhưng cũng cần phải có các nghiên cứu dài hạn để kiểm tra mối liên hệ của những thực phẩm này và bệnh béo phì.”
Xi-rô bắp có hàm lượng đường fructose cao không xuất hiện trong hướng dẫn mặc dù loại xi-rô phổ biến này thường liên quan đến các tác động có hại về thể chất và tinh thần.
Sự sẵn có của thức ăn nhanh béo và việc tiếp thị tích cực cho trẻ em chỉ xuất hiện trong một hoặc hai đoạn trong hướng dẫn. Các nguyên nhân gây béo phì khác được công nhận về mặt y tế như dành quá nhiều thời gian trước màn hình, ngủ không đủ giấc, tiếp xúc với kháng sinh sớm và các chất gây rối loạn nội tiết đều được đề cập nhưng rất ngắn gọn.
Còn vai trò của cha mẹ đối với cân nặng và chế độ ăn của trẻ thì sao? Tiến sĩ Saphier là một bà mẹ ba con cho biết: “Nghe có vẻ khắc nghiệt nhưng tôi nghĩ cha mẹ phải chịu trách nhiệm về việc con mình trở nên béo phì một cách bệnh hoạn.”
Thêm thuốc cho trẻ em?
Trong nhiều năm, nhiều chuyên gia y tế và sức khỏe tâm thần đã cáo buộc rằng trẻ em đang được cho dùng thuốc quá mức cho dù là do rối loạn tăng động/giảm chú ý, hay các vấn đề về cảm xúc và tâm trạng đang ngày càng được chẩn đoán ở thanh thiếu niên. Văn hóa và lối sống là thủ phạm chính gây ra những phiền não này nhưng không được giải quyết bằng loại tiền và ý chí chính trị do các nhà sản xuất thuốc điều khiển.
“Tất nhiên, họ sẽ điều trị béo phì bằng dược phẩm,” nhà bình luận chính trị Matt Walsh viết trên Twitter về các hướng dẫn mới.
Ban đầu được phê chuẩn là thuốc trị tiểu đường, thuốc chích semaglutide có giá niêm yết hơn 1,600 đô la mỗi tháng. Giống như các loại thuốc mới đắt đỏ khác, chi phí này khiến bảo hiểm từ chối và có nguy cơ làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
Theo trang web MedlinePlus về sức khỏe do Thư viện Y khoa Quốc gia xuất bản thì thuốc chích semaglutide “có thể làm tăng nguy cơ phát triển các khối u tuyến giáp, bao gồm cả ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy”. Nó cũng không an toàn cho người mắc hội chứng đa u nội tiết loại 2. Nhiều mối nguy hiểm hơn liên quan đến thuốc chích semaglutide đã được Stat News xác định vào tháng 01.
Các khuyến nghị Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ có phải là xung đột lợi ích không?
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng giống như nhiều hiệp hội y tế chuyên nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động y tế, có các nhà tài trợ là công ty sản xuất thuốc. Chúng bao gồm Johnson & Johnson (nằm trong “10 nhà tài trợ hàng đầu” của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ) Abbott, Merck và Novavax.
Nếu béo phì được định nghĩa là một căn bệnh phát sinh từ sự phân biệt chủng tộc hoặc bất bình đẳng có hệ thống hơn là một căn bệnh do thực phẩm kém chất lượng và lối sống có vấn đề thì điều này có thể trở thành lợi ích cho các nhà sản xuất thuốc và giảm bớt tội lỗi cho Big Food.
Những người chỉ trích hướng dẫn cũng lưu ý rằng vào năm 2017, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã nhận được tài trợ từ Pfizer và chắc chắn là cơ quan có tiếng nói hàng đầu về chích ngừa cho trẻ em. Một nhà tài trợ bảo trợ của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ là Novo Nordisk đã làm cho Wegovy (thuốc chích semaglutide) trở thành loại thuốc giảm cân hàng đầu, hiện được khuyến nghị trong hướng dẫn.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã không trả lời ngay các câu hỏi của The Epoch Times về việc liệu các hướng dẫn mới có thể đại diện cho xung đột lợi ích đối với các nhà tài trợ sản xuất thuốc của họ hay không. Vào năm 2013, phóng viên John Fauber của Milwaukee Journal Sentinel và MedPage Today đã báo cáo rằng Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã tán thành các hướng dẫn khuyến nghị các loại thuốc trị mụn cụ thể khi 13 thành viên trong hội đồng 15 thành viên là “nhà tư vấn hoặc diễn giả được trả tiền cho các công ty sản xuất thuốc”.
Cha mẹ làm thế nào để ngừa béo phì cho con?
Lời khuyên thông thường lâu đời được nghiên cứu hỗ trợ thúc giục các gia đình chú trọng thực phẩm và hoạt động lành mạnh. Đi bộ ngoài trời, đi xe đạp và ăn nhiều rau và thực phẩm nguyên chất, đồng thời tránh thực phẩm chế biến sẵn là rất quan trọng—đặc biệt là vì trẻ em dành quá nhiều thời gian trong nhà ở trường.
Lời khuyên béo phì được Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan đưa ra là các bậc cha mẹ muốn con mình thon thả hoặc ngừa béo phì thì nên:
- Hạn chế thực phẩm không lành mạnh cho trẻ em, bao gồm ngũ cốc tinh chế và đồ ngọt, thịt chế biến và đồ uống có đường.
- Tăng cường hoạt động thể chất của trẻ.
- Giới hạn thời gian xem tivi, xem màn hình và “thời gian ngồi” khác của trẻ em.
- Cố gắng cải thiện giấc ngủ của trẻ và giảm căng thẳng.
Nhưng những thay đổi chính sách cũng có thể giải quyết cuộc khủng hoảng béo phì cho biết thông tin trên trang Harvard. Các chính sách này bao gồm:
- Chấm dứt trợ cấp thuế cho các quảng cáo truyền hình về thực phẩm không lành mạnh nhắm vào trẻ em.
- Đánh thuế đồ uống có đường nhân tạo.
- Dạy cho trẻ và cha mẹ về đồ uống không tốt cho sức khỏe cũng như tác động của hoạt động thể chất và thời gian sử dụng thiết bị điện tử.
- Tăng cường hoạt động thể chất trong các lớp giáo dục thể chất thông qua thay đổi chính sách và đào tạo giáo viên.
Bài học từ lệnh cấm quảng cáo thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo và calo ở Luân Đôn năm 2019 cũng đáng để chúng ta học hỏi.
Có thể có nhiều lý do khiến trẻ béo phì nhưng không thể bỏ qua tác động của các loại thực phẩm giá rẻ có hàm lượng calo cao được thiết kế để không thể cưỡng lại được—đặc biệt khi đó là những loại thực phẩm được quảng cáo và sẵn có nhất.
Chúng ta cũng không thể bỏ qua thực tế là một số công ty có giá trị và lợi nhuận cao nhất đang đầu tư mạnh vào công nghệ, gồm cả trí tuệ nhân tạo, để thu hút sự chú ý của chúng ta tốt hơn và khiến chúng ta nhấp, cuộn, xem, ngồi—và phát phì.