Trong Đại cách mạng văn hoá ở Trung Quốc (1966-1976), hàng nghìn chùa chiền, tượng Phật, kinh thư hay văn vật cổ đã bị đập phá. Ngày nay, người dân Tây Tạng bị ép buộc phải chứng kiến cảnh đập phá tài sản tôn giáo và văn hoá Tây Tạng. Cách mạng văn hóa đang trở lại.

Đài Á Châu Tự Do ngày 5/1 trích dẫn các nguồn tin Tây Tạng chỉ ra rằng, Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã buộc các nhà sư Tây Tạng và cư dân địa phương phải chứng kiến quá trình phá dỡ một bức tượng Phật lớn. Quá trình phá dỡ bắt đầu từ ngày 12/12 và kéo dài 9 ngày. Lý do cho cuộc phá dỡ là vì bức tượng được xây dựng quá cao.

Bức tượng Phật ở Tây Tạng nhìn từ trên cao ngày 9 tháng 11 năm 2019. (ảnh: Planet Labs).
Bức tượng Phật ở Tây Tạng nhìn từ trên cao ngày 9 tháng 11 năm 2019. (ảnh: Planet Labs).

Đối với người Tây Tạng, bức tượng Phật thể hiện tinh thần kính ngưỡng của người dân nơi đây. Người dân Tây Tạng đã cùng xây dựng bức tượng này với chi phí khoảng 40 triệu nhân dân tệ (tương đương 6,3 triệu đô la Mỹ).

Đáng chú ý, bức tượng Phật đã được chính quyền lúc bấy giờ chấp thuận khi nó khởi công vào năm 2015.

Ảnh vệ tinh ngày 1/1/2022 cho thấy bức tượng Phật đang trong quá trình bị phá hủy (ảnh: Planet Labs).
Ảnh vệ tinh ngày 1/1/2022 cho thấy bức tượng Phật đang trong quá trình bị phá hủy (ảnh: Planet Labs).

Ban ngôn ngữ Tây Tạng của Đài Á Châu Tự Do trích dẫn các nguồn tin địa phương từ những người Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ nói rằng người Tây Tạng ở các làng khác cũng bị ép buộc phải đến xem công việc phá dỡ. Chính quyền triển khai nhiều cảnh sát để đảm bảo rằng  người dân không chụp ảnh, quay phim hoặc tạo ra bạo loạn.

Báo cáo chỉ ra rằng ngoài bức tượng Phật cao hơn 30 mét ở tỉnh tự trị Tây Tạng, 45  kinh luân cầu nguyện truyền thống khác được sử dụng bởi những người hành hương Tây Tạng và các tín đồ khác cũng đã bị phá hủy.

Nguồn tin cho biết: “Giống như trong cuộc Cách mạng Văn hóa, khi chính phủ Trung Quốc phá hủy tất cả những thứ truyền thống ở Tây Tạng.” Một nguồn tin khác cũng chỉ ra: “Cùng với các bức tượng Phật, các kinh luân cầu nguyện được dựng gần đó cũng bị phá hủy, cách mà họ phá bỏ nó là rất thiếu tôn trọng”.

Nguồn tin cho biết hiện vẫn chưa nhận được tin tức nào về thời điểm hoàn thành việc tiêu hủy. Nhưng trên thực tế, bức tượng hiện gần như đã bị phá hủy hoàn toàn. 

Bức tượng Phật cao hơn 30 mét ở Tây Tạng trước khi bị phá hủy (ảnh: RFA).
Bức tượng Phật cao hơn 30 mét ở Tây Tạng trước khi bị phá hủy (ảnh: RFA).

Một người Tây Tạng địa phương khác nói rằng trên thực tế, ý định của chính quyền địa phương là phá hủy hoàn toàn bản sắc của người Tây Tạng; bằng cách xóa sổ tôn giáo và văn hóa Tây Tạng. Và lý do phá huỷ tượng Phật vì quá cao chỉ là cái cớ.