Chính sách “cưỡng bức kinh tế” của Trung Quốc đang phải đối mặt với sự phản kháng từ các quốc gia. Bắc Kinh đang phải chịu những tổn thất nặng nề, ngay cả với quốc gia nhỏ bé như Litva. Đó là nhận định của ông Peter Dahlin, người sáng lập Tổ chức Phi chính phủ Bảo vệ an toàn trên tờ The Epoch Times.
Tóm tắt nội dung
Các quốc gia chống lại chính sách “cưỡng bức kinh tế” của Bắc Kinh
Ông Dahlin nhận định, Úc đã được chú ý khi là nạn nhân của cuộc chiến kinh tế với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cuộc tấn công của Bắc Kinh trên nhiều khía cạnh nhắm vào nền kinh tế Úc; trong đó “14 yêu sách” của Bắc Kinh đối với Canberra là một lời cảnh tỉnh đối với cộng đồng quốc tế.
Mặc dù nền kinh tế Úc bị tổn hại. Nhưng họ vẫn từ chối thắt chặt và không thay đổi quan điểm với Bắc Kinh. Đường lối cứng rắn với Trung Quốc của Chính phủ Úc được sự ủng hộ của người dân. Các công ty Úc đang nỗ lực để tìm kiếm các thị trường mới tiềm năng.
Ông Dahlin cho biết: “Nhật Bản nhận ra họ không thể tiếp tục dựa vào Trung Quốc; do Bắc Kinh ngày càng bất ổn và hoang tưởng về ngành công nghiệp của mình. Tokyo đã đưa ra chiến lược nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp trong các gói giải cứu kinh tế”.
Canada cũng đã thảo luận về mức độ phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Điều này gây tổn hại rất lớn cho Trung Quốc.
Ông Dahlin nhận định: “Canada, cũng như hầu hết các quốc gia thì sự phụ thuộc kinh tế của họ vào Trung Quốc chỉ bằng một phần nhỏ so với Úc. Trung Quốc dùng các biện pháp trả đũa kinh tế với Úc nhưng thất bại. Nên sự thất bại này của ông Tập chứng tỏ rằng ý muốn chính trị và kế hoạch kinh tế của Bắc Kinh; sẽ khiến các nước dễ bị Trung Quốc dọa nhất thì cũng sẽ dám đứng lên chống lại Bắc Kinh”.
“Cưỡng bức kinh tế” của Trung Quốc thất bại nặng nề trước Litva nhỏ bé
Gần đây, Litva đã “đứng vững” trong bối cảnh các mối đe dọa ngày càng tăng từ ĐCSTQ. Niềm tin của người Litva dường như đã được củng cố chứ không hề suy yếu; mặc dù thiếu sự hỗ trợ vững chắc từ Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU) trong việc thiết lập các chính sách chống lại Bắc Kinh.
Litva đang khiến Trung Quốc phẫn nộ vì họ đã công nhận Đài Loan là một quốc gia. Nuớc này còn “phá hoại” dự án “17 + 1” của Trung Quốc nhằm tìm cách chia rẽ EU.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đe dọa nỗi kinh hoàng sẽ đến với Litva. Nhưng Litva có rất ít hoặc không có trao đổi kinh tế với Trung Quốc; nên việc đe dọa không thực sự có ý nghĩa. Vì vậy, cho đến nay, đó là một thất bại nặng nề với Bắc Kinh.
Ông Dahlin nhận xét: “ĐCSTQ đang rất bối rối và thất bại thảm hại. Nói thẳng ra là Bắc Kinh tự làm xấu mặt mình trước một quốc gia khoảng 3 triệu dân”.
Vai trò của Mỹ và EU
Một số thành viên EU như Hungary và Hy Lạp đã bắt đầu nhận ra rằng những lời hứa lâu nay về đầu tư và cơ hội xuất khẩu của Trung Quốc đã không thành hiện thực. Họ đã nhận ra rằng EU mới là đối tác quan trọng hơn nhiều so với Bắc Kinh.
Na Uy cũng đã định hướng xuất khẩu cá qua Hồng Kông thay vì trực tiếp sang Trung Quốc.
Ông Dahlin bình luận: “Những thất bại này là của riêng Trung Quốc chứ không phải do tác động của các chính sách kĩ càng và đoàn kết của Hoa Kỳ và EU”.
Ông Dahlin cho rằng Hoa Kỳ đang cố gắng xây dựng một liên minh giữa các nền dân chủ nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ các quốc gia độc tài – đặc biệt là Trung Quốc.”
“Nếu đây là một trận đấu, thì Trung Quốc đã bộc lộ điểm yếu cố hữu trong chính sách của ĐCSTQ. Nhưng chiến thắng chỉ có thể đến từ các chính sách chặt chẽ và mạnh mẽ từ Hoa Kỳ và EU”, theo ông Dahlin.