Từ ngày 9/8, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ thu phí với mức cao nhất gần 335.000 đồng/lượt cho quãng đường hơn 50 km.
- 29 tỉnh chưa giải ngân đồng nào trong gói 6.600 tỷ đồng hỗ trợ người lao động
- Bộ Công an sẽ bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu mẫu mới
- Lời khai của công an trại giam ném vàng giữa chợ Đông Ba – Huế
Tuyến cao tốc này có thời gian thu phí dự kiến kéo dài 14 năm 8 tháng.
Giá dịch vụ BOT đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận giai đoạn 1 được chia làm 5 nhóm. Nhóm 1, xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải khách công cộng có giá 2.000 đồng/km.
Nhóm 2, xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn có giá 3.000 đồng/km.
Nhóm 3, xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn có giá 3.500 đồng/km.
Nhóm 4, xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feet có giá 4.500 đồng/km.
Nhóm 5, xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet có giá 6.500 đồng/km.
Mức giá theo chặng được xác định theo từng xe, quãng đường thực tế xe chạy và đơn giá tương ứng với từng loại xe.
Như vậy mức giá cao nhất (từ đầu tuyến đến cuối tuyến với chiều dài 51,5 km) tính theo chặng đối với các phương tiện nhóm 1 là 103.000 đồng, nhóm 2: 154.000 đồng, nhóm 3: 180.000 đồng, nhóm 4: 231.000 đồng, nhóm 5: 334.000 đồng.
Trên tuyến cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận được bố trí 4 trạm thu phí gồm: trạm thu phí Thân Cửu Nghĩa, trạm thu phí Cai Lậy, trạm thu phí Cái Bè, trạm thu phí An Thái Trung.
Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sau 13 năm thi công (2009 – 2022) đã hoàn thành vào 30/4 năm nay. Giai đoạn đầu (2009 – 2019), nhóm nhà đầu tư do Đinh Ngọc Hệ (sau đó bị bắt), dự án chỉ thực hiện chỉ được 10 % khối lượng.
Giai đoạn 2019-2022, Tập đoàn Đèo Cả tiếp nhận dự án và hoàn thành 90% khối lượng còn lại theo hợp đồng BOT.