Trên chiến trường Donbass, chiến sự vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt hằng ngày. Tuy nhiên, có một cuộc chiến cũng không kém phần khốc liệt, thậm chí còn gây nhức nhối cho nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Âu. Đó chính là cuộc chiến Năng lượng, với các lệnh trừng phạt thảm khốc dành cho Nga và sự đáp trả của nước này đối với phần còn lại của thế giới…

Đòn đáp trả

Khi nhóm G7 đang hội thảo để tìm biện áp giá trần dầu thô của Nga sau khi EU tung lệnh trừng phạt thứ 6 nhằm vào năng lượng của Nga, nước này đột ngột thông báo rằng sẽ tạm thời đóng cửa hai đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream-1 vận chuyển khí đốt tự nhiên đến châu Âu từ ngày 11 đến ngày 21/7.

Điều đáng nói là thời điểm này châu Âu đang gặp khó khăn trong việc tích trữ khí đốt cho mùa đông năm nay. Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã giảm 60% nguồn cung cấp khí đốt với lý do kỹ thuật

Mặc dù phía Nga cho rằng đây là một đợt bảo dưỡng theo kế hoạch, nhưng các quan chức châu Âu nhìn chung cho rằng đây là đòn phản công của Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

Tuy động thái này không cắt đứt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, các chuyên gia ước tính sẽ làm giảm 40% sản lượng truyền dẫn khí đốt của đường ống Nord Stream -1 trong tháng 7. 

Điều này sẽ dẫn đến tình trạng “thiếu khí đốt” trầm trọng hơn ở Châu Âu và đẩy lạm phát ở lục địa này thêm muôn phần áp lực. 

Đức hứng chịu “bão giá” đầu tiên 

Mặc dù Đức đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với Nga sau cuộc chiến Nga-Ukraine, nhưng nước này vẫn tiếp tục trả mỗi ngày 220 triệu euro thanh toán năng lượng cho Moscow. 

Điều này có vẻ mâu thuẫn bởi trong khi nỗ lực trừng phạt Nga vì các hành động quân sự của nước này tại Ukraine, thì chính Đức lại đang “tài trợ” cho cuộc chiến của Nga. 

Hành động bạo lực của Tổng thống Putin đã đánh thức các đối thủ hùng mạnh là Đức và các nước EU khác (ảnh chụp báo Thepublicworld).
Hành động bạo lực của Tổng thống Putin đã đánh thức các đối thủ hùng mạnh là Đức và các nước EU khác (ảnh chụp báo Thepublicworld).

Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu là Đức bắt đầu chứng kiến ​​lạm phát tăng vọt, chi phí sinh hoạt cao, khủng hoảng lương thực cùng các vấn đề kinh tế khác ngay sau khi Berlin trừng phạt Nga. 

Yasmin Fahimi, người đứng đầu Liên đoàn Công đoàn Đức trả lời phỏng vấn với tờ Bild am Sonntag  như sau: “Toàn bộ các ngành công nghiệp có nguy cơ sụp đổ vĩnh viễn vì tắc nghẽn khí đốt: Nhôm, thủy tinh, công nghiệp hóa chất”. (Businessinsider)  

Ông Fahimi cảnh báo: “Một sự sụp đổ như vậy sẽ gây ra hậu quả lớn cho toàn bộ nền kinh tế và việc làm ở Đức”. 

Điều lo ngại là người dân Đức đang phải trả giá xăng cao gấp 4 lần.Theo báo cáo mới nhất của Viện Kinh tế Đức, 1/4 dân số Đức (khoảng 20 triệu người) sẽ rơi vào tình trạng “thiếu thốn năng lượng” trong tương lai. Tính đến tháng 5, khoảng 25% dân Đức đã phải chi hơn 10% thu nhập hộ gia đình cho khí đốt, điện, xăng và dầu diesel.

Đối với các tập đoàn lớn của Đức, chi phí và áp lực trong việc tìm các sản phẩm thay thế khí đốt sẽ gia tăng do giá khí đốt tiếp tục cao. Uniper SE, một trong những tập đoàn năng lượng lớn nhất châu Âu, đang đàm phán với chính phủ Đức để xin cứu trợ. Cổ phiếu của Uniper SE đã giảm 18% xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm.

Theo các hợp đồng dài hạn, Uniper phụ thuộc vào hơn 50% nguồn khí đốt của Nga. Là một trong những nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu của Châu Âu, Uniper SE cung cấp khí đốt cho các tập đoàn công nghiệp và cơ sở hạ tầng tại Đức. 

Một tập đoàn năng lượng khổng lồ khác là E.ON SE cũng đang kêu gọi chính phủ Đức giúp đỡ. 

Các nước châu Âu đang “đau đớn”

Nền kinh tế châu Âu là rất lớn, với GDP khoảng 20 nghìn tỷ USD. Vì vậy mức tiêu thụ năng lượng của EU cũng không hề nhỏ. Nhập khẩu năng lượng là điều kiện sống còn cho sự tăng trưởng kinh tế của khối này.

Gần 45% khí đốt tự nhiên và 25% dầu mỏ của châu Âu là nhập khẩu từ Nga. Nói chính xác hơn, năng lượng của Nga hỗ trợ cho sự ổn định và phát triển kinh tế của châu Âu. 

Giờ đây, các nước còn lại của châu Âu theo sau Đức cũng đang phải chịu nỗi đau tăng giá của dầu và khí đốt. Theo số liệu do Liên minh châu Âu công bố ngày 1/7, tỷ lệ lạm phát của các nước trong khu vực đồng euro đạt 8,6% trong tháng 6, cao nhất kể từ năm 1997.

Trong đó, hai nước Baltic là Estonia và Lithuania – vốn áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh tay nhất với Nga –  có tỷ lệ lạm phát cao nhất trên 20%, đứng hàng đầu trong khu vực đồng euro. (Financial Times)

Lạm phát ở Pháp – nền kinh tế lớn thứ 2 trong khối EU chỉ ở mức 6,5% trong tháng 6, một trong những mức thấp nhất ở châu Âu. Lý giải cho vấn đề này,, theo dữ liệu của tổ chức tư vấn CREA, Pháp đã trở thành khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga.

Các tập đoàn năng lượng Mỹ thu lợi “khủng”

Trong khi nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho châu Âu đang giảm dần thì lượng khí đốt xuất khẩu của Mỹ sang châu Âu vẫn không ngừng tăng lên. Lần đầu tiên trong tháng 6, EU nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ vượt quá nhập khẩu khí đốt từ Nga. (Bloomberg) 

Tuy nhiên Mỹ tăng cường cung cấp khí đốt hóa lỏng cho châu Âu không chỉ vì  để giúp người châu Âu, mà là vì xuất khẩu sang châu Âu có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Trong khi ấy, châu Âu phải “móc” hầu bao nhiều hơn thay vì mua khí đốt giá rẻ của Nga. 

Trớ trêu là. trong khi các tập đoàn năng lượng Mỹ kiếm được nhiều tiền hơn nhờ xuất khẩu sang châu Âu, thì giá dầu tại Mỹ lại vượt ngưỡng chịu đựng của người dân Mỹ.

Người Mỹ buộc phải hy sinh vì “Trật tự Thế giới tự do”?

Khi người dẫn chương trình CNN hỏi: “Ông nói gì với những gia đình không đủ khả năng trả 4,85 đô la/gallon trong nhiều tháng, nếu không phải là nhiều năm?”. 

Cố vấn của Tổng thống Biden là ông Brian Deese hôm 1/7 trả lời rằng: “Đây là về tương lai của Trật tự Thế giới Tự do và chúng ta phải giữ vững lập trường”.

Thượng nghị sĩ Roger Marshall đã tweet đáp trả: “Chính quyền Biden đã quên rằng họ nên làm việc cho người dân Mỹ, chứ không phải cho Trật tự thế giới tự do”. 

Trong khi ấy, phản ứng của dân chúng Mỹ trong những tháng gần đây cho thấy chỉ số tín nhiệm của Tổng thống Biden ở mức rất thấp. Theo Foxnews, các cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ đã quay lưng lại với sự can dự của Mỹ vào Ukraine khi được biết rằng, sự hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine có thể gây ra một cuộc chiến lớn hơn giữa Mỹ và Nga và dẫn đến khó khăn hơn nữa về kinh tế ở quê nhà.

Cuộc thăm dò cho thấy, trong khi 78% người Mỹ ủng hộ việc cung cấp thêm trang thiết bị cho Ukraine – thì tỷ lệ ủng hộ “viện trợ quân sự đáng kể” chỉ ở mức 36% nếu Mỹ có nguy cơ xảy ra chiến tranh với Nga.  

Cũng vậy, ngay cả khi 80% người Mỹ ủng hộ các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga, con số này đã giảm xuống chỉ còn 44% nếu các lệnh trừng phạt dẫn đến giá cả cao hơn, và gây khó khăn tài chính cho người Mỹ.  

Lý do chính quyền Joe Biden gửi các mật vụ CIA tới Ukraine cùng với hàng chục tỷ đô la vũ khí viện trợ, chỉ  để nhằm mục đích kéo dài xung đột. 

Mục đích không phải để đảm bảo Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến này, mà chính quyền Biden hy vọng biến chiến trường Ukraine thành vũng lầy giống Afghanistan, khiến Nga sa lầy. Từ đây đặt nền tảng cho sự thay đổi chế độ ở Moscow.

Trong chuyến thăm Ba Lan hồi tháng 3, Tổng thống Joe Biden "buột miệng" tuyên bố: "Lạy Chúa, người đàn ông này (Putin) không thể nắm quyền được nữa". Ảnh chụp màn hình Twitter
Trong chuyến thăm Ba Lan hồi tháng 3, Tổng thống Joe Biden “buột miệng” tuyên bố: “Lạy Chúa, người đàn ông này (Putin) không thể nắm quyền được nữa”. Ảnh chụp màn hình Twitter

Châu Âu “thoát” năng lượng Nga như thế nào?

Xung đột Nga-Ukraine đã khiến mối quan hệ giữa Nga và Châu Âu trở nên cực kỳ  căng thẳng. Có điều ban hành lệnh cấm năng lượng Nga thì dễ, nhưng thực hiện mới là khó. Bởi châu Âu sẽ lấy nguồn năng lượng thay thế từ đâu, để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng từ Nga mới là vấn đề khiến EU đau đầu. 

Nga yêu cầu các nước “không thân thiện” phải trả bằng đồng rúp. Điều quan trọng là danh sách các quốc gia “không thân thiện” này bao gồm gần như toàn bộ các quốc gia châu Âu. 

Hiện tại, các nước bị Nga cắt điện hoàn toàn là Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan, Hà Lan và Đan Mạch. Lý do là các nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp, và từ đó theo hiệu ứng đã làm giảm nguồn cung tự nhiên của các nền kinh tế lớn như Đức, Áo, Ý,…

Vậy các nước châu Âu đang làm gì để “thoát” năng lượng Nga

  1. Để tiết kiệm khí đốt, Ba Lan nhiều khả năng chuyển sang sử dụng “than bẩn” (Independent) 
  2. Bulgaria phụ thuộc hơn 90% vào khí đốt tự nhiên của Nga và đang khẩn cấp tìm nguồn thay thế, phương án đầu tiên là… tiết kiệm xăng.
  3. Hà Lan và Đan Mạch tăng cường mua khí đốt từ Na Uy, và tích cực khai thác các mỏ dầu khí ở Biển Bắc. Nhưng cũng không đủ đáp ứng nhu cầu, vì vậy Hà Lan đã quyết định sử dụng nhiệt điện than thay cho khí đốt tự nhiên. 
  4. Thật trùng hợp, Đức và Áo cũng tuyên bố “đốt nhiều than hơn” để phát điện, tiết kiệm khí đốt trong những tháng mùa đông sắp tới. 
  5. Phần Lan gây ngạc nhiên hơn bằng cách “vứt bỏ” đường ống dẫn khí đốt tự nhiên giá rẻ của Nga, và sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn để nhập khẩu khí đốt đắt tiền của Mỹ. 
  6. Ý tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Algeria và Ai Cập, trong khi Nga giảm 15% lượng khí đốt tự nhiên cung cấp cho Ý. 

Trước sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung khí đốt của Nga, nhiều quốc gia châu Âu đi đầu trong kế hoạch chống Biến đổi khí hậu toàn cầu như Đức, Hà Lan… lại đang tự phá bỏ “lời thề” của cắt giảm khí thải để đối phó với giá năng lượng. 

Như vậy, sự trung lập về carbon do châu Âu và Mỹ đề xuất chỉ là lời nói suông, và phải chăng chỉ để phục vụ cho mục đích của Chủ nghĩa Toàn cầu?