Một số người có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn vì hệ thống miễn dịch của họ không có khả năng phản kháng lại virus mà không làm tổn thương cơ thể.

Bác sĩ người Mỹ Ashley Turner đã phân tích điều này trong một bài viết đăng trên The Epoch Times. Dưới đây là bản dịch tiếng Việt:

Bệnh lý tự miễn là gì?

Mặc dù Y học hiện đại không nhận ra nguyên nhân gốc rễ chính xác của bệnh tự miễn, nhưng đã có nhiều nghiên cứu tìm ra nhiều yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây ra bệnh tự miễn bao gồm di truyền, các yếu tố môi trường kích hoạt bên trong và bên ngoài cơ thể; thay đổi nội tiết tố. Các đợt bị áp lực căng thẳng hoặc chấn thương cũng có mối tương quan với việc bùng phát bệnh tự miễn. Tất cả những yếu tố này đều có khả năng phá vỡ hệ thống miễn dịch và khởi phát bệnh tự miễn.

Để hiểu về cơ chế dịch tự miễn, chúng ta cần hiểu biết cơ bản về hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là một tổ chức phức tạp của các tế bào miễn dịch, cơ quan và các chất tín hiệu sinh hóa khác nhau làm việc cùng nhau để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân lạ từ bên ngoài. Những kẻ xâm lược ngoại lai này bao gồm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, độc tố môi trường, thực phẩm, nấm mốc và độc tố nấm mốc. Khi cơ thể tiếp xúc với bất kỳ mối đe dọa nào trong số này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng một cuộc tấn công để vượt qua mối đe dọa. Đây là cơ chế bảo vệ tự nhiên, bẩm sinh của cơ thể thường được gọi là phản ứng viêm.

Trong hoạt động sinh lý bình thường, cơ thể dễ dàng phân biệt được giữa các tế bào và mô của chính mình với những kẻ xâm lược ngoại lai. Bệnh lý tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch không còn phân biệt được cơ thể và các mối đe dọa từ bên ngoài. Về cơ bản, cơ thể bắt đầu tấn công mô của chính nó.

Một ví dụ thường gặp trong bệnh tự miễn dịch là tổn thương các màng thấm ở ruột, phổi hoặc não dẫn tới một số protein lạ đi vào tế bào, máu. Sau đó, hệ thống miễn dịch bắt đầu sản xuất các kháng thể chống lại những dị nguyên này bằng cách phá huỷ tế bào của cơ thể .

Vi rút & Tự miễn

Hệ thống miễn dịch có sai sót có thể gây hậu quả khác nhau đối với mỗi người và đôi khi có thể làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch.Vi rút có thể gây ra hiện tượng tự miễn. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa phản ứng tự miễn dịch và một số virus bao gồm Parvovirus B19, Epstein-Barr-virus (EBV), cytomegalovirus (CMV), virus herpes-6, HTLV-1, viêm gan A, viêm gan C, Virus Tây sông Nile và virus rubella.

Những vi-rút này có mối tương quan chặt chẽ với sự khởi phát của các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus hệ thống, hội chứng Sjogren, bệnh đa xơ cứng, viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto và nhiều bệnh khác.

Một số cơ chế bên trong hệ thống miễn dịch có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch sai lầm sau khi nhiễm vi-rút. Các cơ chế đó bao gồm phóng thích các mảnh dị nguyên, kích hoạt các tế bào lypho và các tín hiệu phản ứng miễn dịch khác . Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về một trong những cơ chế thường xảy ra.

Trong phản ứng sinh học cấp độ phân tử, cơ thể bắt đầu phản ứng tự miễn dịch vì nó “nhìn thấy” chuỗi axit amin của dị nguyên giống với mô của chính nó. Trường hợp nhận dạng nhầm này khiến hệ thống miễn dịch nghĩ rằng các mô của cơ thể là mô bệnh. Bệnh lý tự miễn được chẩn đoán khi xác định được cơ quan bị chính cơ thể tấn công.

Ví dụ, khi cơ thể có phản ứng miễn dịch chống lại mô tuyến giáp, kết quả có thể gây ra bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc bệnh Grave. Các chuỗi axit amin hoặc protein của cơ thể trở thành mục tiêu của hệ thống miễn dịch nếu một trong những màng trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể bị phá vỡ và các protein của cơ thể đi vào máu. Màng trao đổi chất phổ biến nhất hay bị phá vỡ là lớp biểu mô của ruột. Nếu ruột vẫn “bị rò rỉ” và không được chữa trị, sẽ rất dễ phát sinh bệnh lý tự miễn.

COVID-19 và Hệ thống Miễn dịch

COVID-19 là bệnh do vi rút SARS-CoV-2 gây ra. Hệ thống miễn dịch là cách bảo vệ tốt nhất chống lại COVID-19. Một khi cơ thể nhận thức được sự xâm nhập của virus, nó sẽ hình thành một phản ứng miễn dịch bao gồm một loạt các tín hiệu hóa học và phản ứng viêm trong cơ thể.

Thông thường, khi mắc Covid-19 mọi người chỉ bị cảm nhẹ, hệ thống miễn dịch có thể nhanh chóng và hiệu quả chống lại vi rút và khôi phục chức năng bình thường. Một số người bị các triệu chứng nặng hơn, trong đó cơ thể có phản ứng quá mức, đôi khi không kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng. Lúc này, rất nhiều cytokine tiền viêm và các yếu tố miễn dịch khác được giải phóng rất mạnh mẽ. Điều này gây ra tình trạng viêm nặng, dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng. Điều này có khả năng làm tổn thương các mô khác nhau trong cơ thể và gây suy hô hấp. Những người bị loại phản ứng miễn dịch này có các triệu chứng nghiêm trọng hơn và đôi khi có thể diễn tiến thành hội chứng nhiễm siêu vi mạn tính nhiều tháng sau khi mắc bệnh.

SARS-CoV-2 và mối liên quan với bệnh lý tự miễn

Nghiên cứu mới cho thấy các protein khác nhau trong cơ thể bị nhận diện bởi kháng thể của cơ thể chống lại virus SARS-CoV-2. Điều đó có nghĩa là những protein này giống với phân tử SARS-CoV-2, từ đó gây ra nguy cơ mắc bệnh lý tự miễn kéo dài.

Người ta đã phát hiện rằng các kháng thể chống lại SARS-CoV-2 đã bắt đầu tấn công các mô khác nhau trong cơ thể bao gồm protein hàng rào (ruột, não và phổi), protein đường tiêu hóa, protein tuyến giáp, mô thần kinh, và nhiều hơn nữa. Nghiên cứu này cho thấy phản ứng chéo miễn dịch rộng rãi giữa các kháng thể SARS-CoV-2 và các mô khác nhau trong cơ thể có khả năng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh tật, khởi phát bệnh tự miễn ở một số người và làm trầm trọng thêm bệnh lý tự miễn ở những người có mắc bệnh tự miễn dịch từ trước.

Chúng tôi cần nghiên cứu thêm để hiểu các tác động lâu dài của COVID-19 đối với tình trạng tự miễn dịch. Rất may, có nhiều chiến lược có thể bảo vệ bạn khỏi cả COVID-19 và bệnh tự miễn dịch.

Các biện pháp hỗ trợ hệ thống miễn dịch có thể giúp chống lại bệnh tự miễn dịch

Thực hiện những thay đổi sau đây có thể có tác động sâu sắc đến hệ thống miễn dịch.

Dinh dưỡng

Ăn thức ăn sạch, giàu chất dinh dưỡng là nền tảng để hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Ưu tiên ăn các loại chất béo, protein chất luợng cao (có trong thịt, cá, trứng, sữa) rau và trái cây giàu dinh dưỡng. Tiêu thụ thực phẩm lên men lactose giàu vi sinh vật, nước hầm xương và collagen giúp duy trì niêm mạc ruột khoẻ mạnh.

Trong khi đó, đường tinh luyện, tinh bột chế và thực phẩm chế biến sẵn làm suy giảm mạnh chức năng miễn dịch, vì vậy cần tránh xa những thực phẩm này. Đối với một số người, các thực phẩm từ bơ sữa góp phần đáng kể vào việc điều hòa hệ thống miễn dịch.

Hỗ trợ miễn dịch

Ngoài dùng các loại thực phẩm có chất kháng viêm giúp bạn có một hệ thống miễn dịch mạnh, quý vị cũng nên dùng các loại thuốc bổ sung vitamin, khoáng chất để hỗ trợ và tăng cường hệ thống miễn dịch. Việc tăng cường nồng độ các chất vitamin A, vitamin C, vitamin D, kẽm và glutathione lên mức tối đa cho phép đã được chứng minh là có thể hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh COVID-19 và giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn. Chúng ta cũng không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của giấc ngủ, vận động, chế độ ăn uống và căng thẳng hợp lý đối với hệ thống miễn dịch.

Hỗ trợ hàng rào trao đổi chất của cơ thể

Như đã đề cập ở trên, chức năng của hàng rào trao đổi chất ổn định là rất quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi phát triển bệnh tự miễn dịch. Nền tảng để đảm bảo tính toàn vẹn của hàng rào cơ thể là hỗ trợ hệ vi sinh vật. Hệ vi sinh vật, hoặc sự cân bằng vi sinh vật tổng thể của cơ thể, tác động đến chức năng của hàng rào trao đổi chất của ruột, phổi và não. Ăn một chế độ ăn uống có chất kháng viêm và bổ sung các men vi sinh vật hoặc vi sinh vật đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chức năng hàng rào cũng như nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi cho cơ thể. Nếu có nhiễm trùng tiềm ẩn bên trong cơ thể, việc chẩn đoán và điều trị nhanh chóng sẽ giúp khôi phục chức năng hàng rào.

Tránh độc tố

Các chất độc có hại có mặt ở khắp nơi trong môi trường sống của chúng ta ngày nay. Chất độc môi trường bao gồm thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, kim loại nặng, hóa chất, nấm mốc và độc tố nấm mốc. Việc tiếp xúc liên tục với những chất độc này sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm toàn thân. Các chất độc từ môi trường đã được chứng minh là có thể làm tổn thương hệ vi sinh vật, và làm hỏng các hàng rào của ruột, phổi và máu não. Chúng cũng góp phần vào sự mất cân bằng hormone, cản trở quá trình giải độc và phá vỡ chức năng miễn dịch.

Tránh căng thẳng

Căng thẳng cấp tính và mãn tính đều có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch. Ngoài ra, các hormone căng thẳng tăng cao thòi gian dài sẽ tàn phá các hàng rào đường ruột, phổi và máu não. Chấn thương tinh thần và trải nghiệm thời thơ ấu bất lợi (ACEs) có mối liên hệ mật thiết với nhau với mức độ căng thẳng trên cơ thể. Quý vị nên đi khám bác sĩ Tâm Thần lành nghề để vượt qua chấn thương tinh thần có thể có tác động sâu sắc đến cách bạn nhìn thế giới, giải toả được căng thẳng, nhờ vậy cải thiện chức năng miễn dịch.

Chúng tôi chỉ đang tìm hiểu sơ bộ về cách ngăn ngừa COVID-19, di chứng sau nhiễm virus và bệnh lý tự miễn dịch có liên quan. Các bài viết trong tương lai sẽ cung cấp chi tiết hơn về cách làm thế nào để vượt qua một căn bệnh do virus. Trong thời gian chờ đợi, nếu bạn đang gặp phải di chứng nhiễm sau virus hoặc muốn bệnh tự miễn thuyên giảm, vui lòng gặp bác sĩ, người có thể giúp bạn chữa trị.

Bác sĩ Ashley Turner là một bác sĩ được cấp giấy phép hoạt động trong ngành Y học tự nhiên (holistic health), chuyên dùng các liệu pháp chữa bệnh bằng tự nhiên, là tác giả nhiều đầu sách, nội trợ và là người mẹ của ba cô con gái ngọt ngào. Bạn có thể liên hệ với cô ấy tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Restorative Wellness, nơi cô ấy hành nghề y.

Từ Khóa: