Sáng kiến Vành đai con đường (BRI) được coi là một công cụ của ông Tập Cận Bình nhằm thực hiện “tham vọng” tiếp quản trật tự thế giới tư bản. Tuy nhiên, các công ty tài trợ cho các chương trình nghị sự này của ông Tập đã mất hút và phần lớn bị phá sản, theo nhận định của học giả Abhyoday Sisodia (Ấn Độ) trên tờ TFI Global.
Công ty chuyên cung cấp an ninh cho BRI phá sản
Theo học giả Sisodia, Trung Quốc đã lên kế hoạch trước mọi thứ. Bắc Kinh mong muốn tăng trưởng kinh tế hai con số mỗi năm trong khoảng một thập niên tới. Có thể thấy rõ từ mọi động thái, Trung Quốc muốn vượt qua Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. Mục tiêu đó hiện đang bị chậm lại đáng kể so với kế hoạch.
Theo truyền thông địa phương, Công ty China Overseas Security (COSG) thuộc quân đội Trung Quốc – chuyên cung cấp an ninh cho các dự án BRI ở các quốc gia khác – hiện đang phải đối mặt với những thách thức về tài chính; vì hầu hết các dự án BRI đã hoạt động đều không có lãi.
Hơn một trăm quốc gia đã ký thỏa thuận với Trung Quốc để cùng nhau thực hiện các dự án BRI như đường sắt, cảng, đường xá và các cơ sở hạ tầng khác. BRI của Trung Quốc đã tài trợ cho nhiều quốc gia kém phát triển “các khoản vay ẩn”. Hơn nữa, các dự án đều do Trung Quốc độc quyền.
Thảm họa kinh tế BRI của Trung Quốc
Học giả Sisodia bình luận, các công ty và ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc hầu hết đều tham gia vào các khoản đầu tư BRI. Do Trung Quốc độc quyền về cho vay và xây dựng cơ sở hạ tầng khiến tham nhũng gia tăng. Hơn nữa, không có yếu tố cạnh tranh trong chương trình BRI; vì không có sự tham gia của khu vực thương mại, tư nhân. Sáng kiến BRI ‘cực kỳ’ không được ưa chuộng; vì cho vay quá nhiều, các điều khoản cho vay thiếu minh bạch, ngoại giao bẫy nợ.
Ít nhất 236 dự án BRI lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do nợ nần. Phần lớn các dự án đã được bán cho các quốc gia khác; để tìm kiếm sự thành công của mô hình kinh tế trong các dự án cơ sở hạ tầng; ngay cả khi nó không hiệu quả về kinh tế.
Ngoài ra, Trung Quốc đã cho vay quá mức và hiện không thể duy trì chương trình viện trợ. Cùng với tăng trưởng kinh tế yếu kém sau khi bùng phát COVID-19; đã khiến Bắc Kinh rơi vào tình trạng thiếu tài chính, ông Sisodia cho biết thêm.
Công ty COSG hoạt động ở nhiều quốc gia, bao gồm Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ; Malaysia, Campuchia, Mozambique, Nam Phi và Thái Lan. Bắc Kinh hiện đang phải đối mặt với sự tức giận ngày càng lớn ở một số quốc gia, trải dài từ châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh, Trung và Đông Âu do hậu quả của BRI.
Ông Sisodia cho biết, một số quốc gia đã quyết định chấm dứt các dự án BRI; hoặc đánh giá lại lợi ích và rủi ro của việc tham gia BRI.