Có đến 8 quốc gia rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc; 23 quốc gia có dễ bị đe dọa và dễ rơi vào cảnh nợ nần. Các quốc gia khác tham gia vào “vành đai và con đường” cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Lào tiếp tục chìm sâu vào bẫy nợ của Trung Quốc

Ngày 25/11, tờ EurAsian Times đưa tin, Lào không thể thanh toán các khoản vay cho Trung Quốc. Quốc gia này phải trao quyền kiểm soát phần lớn lưới điện quốc gia cho Công ty điện lực Phương Nam Trung Quốc.

Dự trữ ngoại hối của Lào đã rơi xuống mức dưới 1 tỷ USD; thấp hơn tổng số các khoản nợ phải chi trả hằng năm. Điều này có thể đẩy Lào vào tình trạng vỡ nợ. Đây là cơ hội để Bắc Kinh tiếp tục gài bẫy Viên Chăn bằng các đầu tư béo bở.

Tháng 8, Công ty xếp hạng tín nhiệm Moddy’s đã đánh tụt Lào từ B3 xuống Caa2. Triển vọng của nước này từ “trung tính” xuống “tiêu cực” do “căng thẳng thanh khoản nghiêm trọng”.

Lào đã phải vật lộn để trả các khoản vay của Trung Quốc. Riêng công ty điện lực nhà nước Lào với khoản nợ khổng lồ lên đến 26% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Cuối cùng nước này phải trao phần lớn quyền kiểm soát lưới điện quốc gia cho Bắc Kinh.

Trong số 68 quốc gia vay tiền, có 26 nước vướng phải những khoản nợ vượt quá 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mình. 14 nước trong số này đang gánh những khoản nợ với Trung Quốc đến hơn 10% GDP. Quốc gia ở Đông Phi Djibouti mắc nợ với quy mô đến 39% GDP của họ (ảnh màn hình Vietnamnet)

8 quốc gia có nguy cơ sập bẫy nợ của Trung Quốc

Sri Lanka và Pakistan cũng lâm vào cảnh tương tự. Hai quốc gia này bị rơi vào vòng luẩn quẩn; phải vay các khoản mới từ Trung Quốc để trả các khoản nợ cũ. Đồng thời phải nhượng các tài sản chiến lược cho Bắc Kinh.

Theo các nhà phân tích, chiến lược “Vành đai và Con đường” được ông Tập Cận Bình khởi xướng từ năm 2013. Hiện có khoảng 138 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế tham gia. Các khoản đầu tư được đề xuất để liên kết từ châu Á; châu Phi và châu Âu với trị giá khổng lồ 8 nghìn tỷ USD.

Dự án Vành đai Con đường đã nhận không ít chỉ trích vì nhiều thỏa thuận song phương và đa phương thiếu minh bạch.

Trung tâm Phát triển Toàn cầu có trụ sở tại Washington cảnh báo; có tới 23 trong số 68 quốc gia tham gia vào “Vành đai và Con đường” sẽ dễ rơi vào cảnh nợ nần. Báo cáo nêu rõ, 8 quốc gia có nguy cơ rơi vào bẫy nợ Trung Quốc; gồm Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Mông Cổ, Montenegro, Maldives, Pakistan và Tajikistan.

Bề ngoài dự án nhằm hỗ trợ tài chính cho việc phát triển cơ sở hạ tầng; tại các nước châu Á, châu Âu và châu Phi. Nhưng theo báo cáo, giới chuyên gia lo ngại vấn đề nợ sẽ gây ra mức độ phụ thuộc bất lợi vào Trung Quốc. Gia tăng nợ và vai trò của Trung Quốc trong việc quản lý các vấn đề nợ song phương. Điều này khiến các nước gia tăng về căng thẳng nội bộ và ảnh hưởng kinh tế.

Chiến lược bẫy nợ của Trung Quốc nhằm vào các quốc gia nhỏ

Chiến lược bẫy nợ mà Trung Quốc sử dụng nhằm chống lại các quốc gia nhỏ hơn. Điển hình là Sri Lanka phá sản trong hợp đồng xây dựng Cảng Hambantota. Nước này không có khả năng trả nợ nên phải cho một công ty Trung Quốc thuê lại cảng với hợp đồng 99 năm.

Theo tờ Nikkei Asia, chiến lược gia Ấn Độ, Brahma Chellaney nhận xét, việc Sri Lanka chuyển cảng Hambantota cho Bắc Kinh tương đương với việc một nông dân phải gán nợ bằng cách đưa con gái của họ cho kẻ thù của mình.

Bắc Kinh cho vay hàng tỷ đô la để kéo hàng chục nước nhỏ ở châu Á Thái Bình Dương, những nước nghèo không khả năng chi trả, vào quỹ đạo phục vụ chiến lược kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong 30 năm tới đây. Ngoại trưởng Papua New Guinea Rimbink Pato bắt tay ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trước buổi hội đàm tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 13/04/2018 (ảnh màn hình RFI).

Số phận của những con nợ

Trung Quốc đã giành được độc quyền và miễn thuế để điều hành cảng Gwadar (Pakistan) trong 40 năm tới. Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng một tiền đồn chiến lược hải quân ở Gwadar.

Pakistan đã bị hạn chế nghiêm trọng trong lựa chọn chính sách đối ngoại do phụ thuộc vào các khoản đầu tư Trung Quốc. Các khoản vay tăng đến mức nếu Pakistan rút tài sản tài chính thì có nguy cơ vỡ nợ và không còn ai để quay lại.

Tajikistan tiếp tục vay tiền từ Trung Quốc kể từ năm 2006 cho đến khi bị buộc phải nhượng lại vùng lãnh thổ rộng 1.158 km vuông trên dãy núi Pamir. Sau đó, các công ty Trung Quốc có quyền khai thác vàng, bạc và các loại quặng khoáng sản khác từ khu vực này.

Kyrgyzstan cũng lao đao vì nợ nần trong bối cảnh bất ổn chính trị. Nước này cũng đã tìm đến Bắc Kinh vào tháng trước. Quốc gia này nợ nước ngoài gần 4 tỷ USD, trong đó nợ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Eximbank) khoảng 16 tỷ USD. Nhà băng này đã tài trợ cho các dự án giao thông và năng lượng lớn trong nước.

Mỹ và các đồng minh hỗ trợ các quốc gia giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Các quốc gia khác trải dài từ châu Á đến châu Phi cũng đang rơi bẫy nợ Trung Quốc. Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều quốc gia phải vật lộn để trả nợ. Họ càng phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn do nền kinh tế ảm đạm vì dịch bệnh

Mỹ và các đồng minh đã cố gắng đảm bảo tài chính cho các nước này để họ bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Chiến lược bẫy nợ đã mang lại lợi thế cho Trung Quốc rõ ràng. Mỹ cảnh báo, “bộ tứ kim cương” sẽ kiểm soát ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc; trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.