Pakistan trông mong các khoản vay lãi suất thấp từ Trung Quốc để phát triển các dự án đường sắt, đặc khu kinh tế. Tuy nhiên, nước này lại “điêu đứng” vì những chiêu bài của Trung Quốc làm chậm và đội vốn các dự án.
Trung Quốc và Pakistan đang vướng vào bất đồng nghiêm trọng nhất; liên quan đến Sáng kiến “Vành đai và Con đường” do ông Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013. Điều này khiến hội nghị thượng đỉnh song phương thường niên về Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) bị trì hoãn; theo Asia Nikkei ngày 19/1.
- Phản đối dự án của Trung Quốc, các tay súng Pakistan hạ sát 14 nhân viên an ninh
- Tại sao nhiều quốc gia châu Á tiếp tục lún sâu vào bẫy nợ Trung Quốc?
- Lào bị đánh tụt xếp hạng quốc gia, nguy cơ dính bẫy nợ Trung Quốc
Cuộc họp lần thứ 10 của Ủy ban hợp tác chung (JCC) – cơ quan ra quyết định chính của CPEC – đã được lên kế hoạch vào đầu năm 2020 nhưng bị hoãn lại. Nguyên nhân chính là do bất đồng nghiêm trọng giữa hai nước về dự án đường sắt Main Line 1 (ML-1) và các đặc khu kinh tế, Nikkei Asia trích dẫn từ các nguồn thạo tin.
Bộ trưởng kế hoạch, phát triển và các sáng kiến đặc biệt của Pakistan, Asad Umar nói với truyền thông địa phương rằng; JCC lần thứ 10 sẽ được tổ chức vào đầu năm 2020. Tuy nhiên, cuộc họp đã không diễn ra như dự định; gần đây, các quan chức giấu tên trong Ủy ban Kế hoạch Pakistan đã nói với Nikkei rằng; cuộc họp sẽ không diễn ra trong ít nhất ba tháng tới.
Tóm tắt nội dung
Trung Quốc dự kiến tài trợ cho Pakistan số tiền khổng lồ
ML-1 là dự án CPEC lớn nhất và trị giá 6,8 tỷ USD. Trung Quốc dự kiến sẽ cho vay 6 tỷ USD trong số này và Pakistan muốn vay với lãi suất ưu đãi dưới 3%.
Trung Quốc cung cấp hỗn hợp các khoản vay ưu đãi và vay thương mại cho các dự án như vậy. Điều này có thể làm tăng đáng kể mức lãi suất mà Pakistan sẽ phải đối mặt, theo các quan chức Ủy ban kế hoạch.
“Trung Quốc miễn cưỡng cho vay tiền thực hiện dự án ML-1 vì Pakistan đã tìm cách xóa nợ để đáp ứng các điều kiện cho vay của G-20. Nước này không có tư cách đưa ra các bảo lãnh được bảo đảm”, Nasir Jamal, một nhà báo cấp cao tại Lahore chuyên đưa tin về doanh nghiệp và kinh tế nói với Nikkei.
Ông Jamal cho biết; sự ‘thèm muốn’ của Bắc Kinh đối với việc cho vay các dự án cơ sở hạ tầng lớn đã giảm bớt. Nguyên nhân là vì các dự án này dễ bị tác động bởi chính trị địa phương . Điều đó làm trì hoãn lợi tức đầu tư của Trung Quốc và cản trở thỏa thuận về khuôn khổ tài chính cho ML-1.
Trung Quốc trì hoãn tài trợ, Paskistan điêu đứng vì thiếu tiền
Thành viên cấp chương trình Châu Á tại Quỹ Marshall của Hoa Kỳ; Andrew Small cho biết, Trung Quốc có xu hướng đưa ra quyết định lãi suất cho các khoản vay của Pakistan dựa trên một số tiêu chí. Thứ nhất, lãi suất thấp có khuyến khích các dự án không có ý nghĩa về mặt tài chính không? Thứ hai, loại tiền lệ nào được đặt ra cho các quốc gia khác đang tìm kiếm những khoản vay?
Ông Small nói với Nikkei: “Trung Quốc thoải mái hơn nhiều khi trì hoãn giải ngân tiền cho vay hoặc sẽ cung cấp nguồn tài chính mới so với việc đưa ra lãi suất ưu đãi ngay từ đầu”. Ông nhận định; cách tiếp cận này cung cấp cho Bắc Kinh đòn bẩy và sự kiểm soát lớn hơn; ngay cả khi họ sẵn sàng rất linh hoạt ở hậu trường.
Khi các nước đi vay chịu áp lực trả nợ ở mức cao hơn, Trung Quốc đổi việc hoãn trả nợ lấy ảnh hưởng tại quốc gia đó. Điều này giúp họ có được những thỏa thuận và lợi ích tốt hơn.
Cuộc họp JCC bị trì hoãn và khuôn khổ tài chính ML-1 không ổn định đang làm phức tạp thêm vấn đề đối với Pakistan. Đầu tháng 1/2021; dự án đường sắt cần chính phủ Pakistan cung cấp 69 triệu USD để bảo đảm tài chính cho ML-1. Nếu JCC không thông qua khuôn khổ tài chính với Trung Quốc; Pakistan khó có được số tiền lớn như vậy; trong bối cảnh khó khăn về kinh tế và những thâm hụt nghiêm trọng về ngân sách.
Hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan đang “trật đường ray”
Bất đồng chính khác giữa Bắc Kinh và Islamabad trong việc trì hoãn cuộc họp JCC liên quan đến các đặc khu kinh tế (Special economic zone – SEZ). Trong giai đoạn hai của CPEC dự kiến từ năm 2020 đến 2025; các công ty Trung Quốc sẽ bắt đầu sản xuất hàng hóa tại Pakistan và xuất khẩu từ đó.
Hiện tại, khuôn khổ hợp tác công nghiệp cho SEZ được giới hạn trong biên bản ghi nhớ; mà không có các điều khoản chi tiết. Các vấn đề như miễn giảm thuế và yêu cầu sử dụng lao động địa phương vẫn chưa hoàn thiện. Những điều này cần Trung Quốc đồng ý để xác nhận tại JCC. Pakistan đã gửi dự thảo thỏa thuận về khuôn khổ hợp tác công nghiệp cho Trung Quốc vào tháng trước; nhưng vẫn chưa có phản hồi.
Mức độ chậm trễ nghiêm trọng rõ ràng từ sự trì hoãn của Trung Quốc; trong việc lên lịch họp JCC. Trong quá khứ; các cuộc họp JCC luôn được tổ chức đúng kế hoạch; Bắc Kinh hầu hết đồng ý với yêu cầu của Islamabad. Một số chuyên gia tin rằng sự chậm trễ là bằng chứng cho thấy CPEC đang trật đường ray.
Pakistan “cầu cứu” IFM cho các khoản vay ưu đãi
Ông Small nói với Nikkei: “Động thái của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với ctrảác khoản vay. Vì vậy, tôi cho rằng họ sẽ đưa ra các điều khoản để giữ sự hợp tác và các dự án tiếp tục tồn tại. Nhưng không có nghĩa là họ sẵn sàng đồng ý điều gì đó không có lợi chỉ để đẩy nhanh một chút tiến độ”.
Pakistan hiện đang đàm phán lại khoản vay trị giá 6 tỷ USD với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Quỹ này đã bị đình chỉ vào tháng 4/2020. IMF được cho là sẽ chỉ tiếp tục cho Pakistan vay; nếu quốc gia này không vay bất kỳ khoản vay thương mại mới nào. Đó là một trong những lý do Pakistan đang tìm kiếm các khoản vay ưu đãi cho dự án ML-1.
Một điều lưu ý quan trọng có tính dài hạn đối với các nước tham gia sáng kiến “vành đai và con đường” là Trung Quốc sẽ khó khăn hơn khi cho vay đối với các quốc gia đã ký kết các thỏa thuận vay tiền với các tổ chức toàn cầu như IMF.