Tờ Nikkei Asian Review đưa tin ngày 15/10; các tay súng Pakistan đã phục kích và hạ sát 14 người trên đường cao tốc ven biển ở quận Gwadar; để phản đối dự án Vành đai – Con đường của Trung Quốc.
Những người bị bắn là nhân viên an ninh trong đoàn xe hộ tống các nhân viên của Công ty TNHH Phát triển Dầu khí (OGDCL); một công ty tham gia dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
OGDCL là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất Pakistan. Các nhân viên công ty đang khảo sát địa chất để thăm dò khí đốt. Cuộc xả súng diễn ra tại khu vực Sarpat, cách cảng Gwadar 300 km về phía Đông.
Theo kênh truyền thông Inter-Services Public Relation (của lượng vũ trang Pakistan); 7 nhân viên thuộc lực lượng dân quân Frontier Corps và 7 nhân viên an ninh cho OGDCL đã thiệt mạng.
Nhóm nổi dậy dân tộc Baloch (Baloch Raji Ajoi Sangar) đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Tháng 6/2020, chính nhóm này đã tấn công Sở Giao dịch Chứng khoán Pakistan, theo WSJ. Nhóm này cảnh báo Trung Quốc ngừng thực hiện các dự án “Vành đai và Con đường” ở tỉnh Baluchistan.
Vì sao các tay súng Pakistan phản đối sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc?
Ông James M. Dorsey, chuyên gia cao cấp tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore, nói với Nikkei: “Người dân Baloch không được hưởng lợi từ các dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), do đó họ phản đối chúng”.
Một chuyên gia phân tích Nam Á có trụ sở tại Washington, Malik Siraj Akbar nhận định: “Người nổi dậy Baloch đang sử dụng các cuộc tấn công như vậy để giành được sự ủng hộ từ người dân địa phương; họ muốn cho người dân biết rằng họ đang bảo vệ tiềm năng kinh tế của Gwadar; nơi người dân địa phương dường như không được hưởng lợi”.
Pakistan và tham vọng của Trung Quốc
Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI); do ông Tập Cận Bình khởi xướng từ năm 2013.
Các dự án thuộc Vành đai – Con đường của Trung Quốc vốn gây nhiều tranh cãi. Giới chuyên gia lo ngại rằng một số quốc gia nghèo sẽ chịu gánh nặng nợ từ Trung Quốc. Trong khi đó Bắc Kinh lợi dụng điều này để tăng cường ảnh hưởng địa chính trị.
Giới quan sát nhận định Thủ tướng Imran Khan của Pakistan là một đồng minh của Bắc Kinh. Tờ Nikkei tháng 5/2020 cho biết, Pakistan đã trao cho Trung Quốc hợp đồng xây dựng một con đập lớn tại Kashmir, khu vực tranh chấp giữa Pakistan và Ấn Độ.
Cũng trong tháng 5, Pakistan đã cấm một đảng chính trị hoạt động; sau khi đảng này chỉ trích dự án Vành đai – Con đường của Trung Quốc.