Thân Trung Quốc, ông Duterte làm ngơ những hành vi xâm hại vùng biển của Philippines; với hi vọng nhận viện trợ từ Bắc Kinh để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, lời hứa tỷ đô của Trung Quốc không trở thành hiện thực. Việc Philippines phải trả giá khi thân Trung Quốc là bài học nhãn tiền cho Việt Nam.
- Ngoại trưởng Philippines thề: Không loại Mỹ khỏi Biển Đông theo yêu cầu của Trung Quốc
- Tổng thống Duterte cấm Philippines tập trận hải quân với nước ngoài
- Trung Quốc xoa dịu Philippines bằng 20 triệu đô la
Bài bình luận của Channel News Asia ngày 19/12 đã đưa ra những vấn đề mà Philippines phải đối mặt khi thân với Trung Quốc. Liệu Duterte có nên xem xét lại mối quan hệ “độc hại” này ?
Tóm tắt nội dung
Trung Quốc bắt nạt Philippines trên Biển Đông
Philippines đã bị Trung Quốc khóa chặt trong cuộc tranh chấp chủ quyền kéo dài đối với bãi cạn. Nơi các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc thường xuyên đe dọa và xua đuổi ngư dân Philippines.
Một ngư dân, Federico Josol nói với tờ CNA rằng; mỗi chuyến đi đến bãi cạn, nằm cách bờ biển Philippines khoảng 225 km, đều tiềm ẩn rủi ro. Mới đây, Josol đã có một cuộc chạm trán với cảnh sát biển Trung Quốc.
“Họ nói đó là lãnh thổ của họ. Chúng tôi sợ hãi vì họ có súng. Họ đã húc vào thuyền của chúng tôi và buộc chúng tôi phải rời đi. Không có gì khác ngoài bắt nạt”, Josol anh kể lại.
Năm 2016, Tòa án trọng tài ở The Hague đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với bãi cạn; nhưng Bắc Kinh bác bỏ phán quyết.
Căng thẳng trên Biển Đông đã góp phần làm gia tăng việc chống Trung Quốc ở Philippines. Nhưng các nhà phê bình cho rằng Tổng thống Rodrigo Duterte đã hạ thấp vấn đề và làm rất ít để khiến Trung Quốc tôn trọng các quyền hàng hải của nước mình.
Philippines “vỡ mộng” lời hứa hàng tỷ đô của Trung Quốc
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2016; ông Duterte đã thân với Trung Quốc để đổi lấy hàng tỷ USD viện trợ, khoản vay và đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bốn năm sau phần lớn các khoản đầu tư mà Bắc Kinh hứa đã không thành hiện thực.
Trọng tâm trong các chính sách kinh tế của chính quyền Duterte là chương trình “Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng” (BBB). Nó bao gồm khoảng 20.000 dự án cơ sở hạ tầng; bao gồm sân bay, cảng biển và đường cao tốc.
Philippines kỳ vọng, sự tài trợ của Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất để nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước; là cơ hội để mở ra “thời kỳ vàng son của cơ sở hạ tầng”. Nhưng thực tế chưa đến 5% trong số 24 tỷ USD Trung Quốc cam kết đầu tư vào Philippines trở thành hiện thực.
Dường như ông Duterte ‘nói không đi đôi với làm’ khi Trung Quốc thất hứa. Nhà phân tích chính trị Richard Heydarian cho rằng “Ông ấy đã làm rất nhiều cho Trung Quốc. Nhưng đổi lại, ông ấy nhận được gì từ Trung Quốc? Cho đến ngày hôm nay, thực tế không có dự án cơ sở hạ tầng lớn nào của Trung Quốc ”.
Mối quan hệ độc hại giữa Tổng thống Duterte và Trung Quốc
Một trong những dự án như vậy là dự án Đập Kaliwa. Công trình này được xem là một giải pháp cho những thảm họa với nước ở Metro Manila và khu vực xung quanh. Kế hoạch bao gồm xây dựng ba con đập để phục vụ 17,5 triệu người.
Nhưng sáng kiến này đã bị đình trệ vì Bắc Kinh “đang thực hiện một đường lối đàm phán cứng rắn” để đảm bảo rằng “những dự án này có giá trị về mặt thương mại”; Peter Mumford, người đứng đầu tư vấn rủi ro Eurasia Group cho biết.
Dự án cũng bị trì hoãn bởi sự phản đối từ các nhóm môi trường và quan chức địa phương. Họ lo ngại rằng nó sẽ dẫn đến lũ lụt và hàng nghìn người bản địa phải di dời ở các tỉnh Rizal, Quezon.
Điều phối viên quốc gia của Mạng lưới Người dân Kalikasan vì Môi trường; Leon Dulce cho rằng tác động môi trường liên quan đến con đập lớn hơn những lợi ích tiềm năng.
Ông Dulce nói: “Dự án như chiếc hộp Pandora chứa nhiều tai họa đối với người dân. Mối quan hệ giữa ông Duterte và Trung Quốc – đó là một mối quan hệ rất độc hại. Nó dẫn đến việc người dân Philippines trở thành nạn nhân”.
Nguy cơ bẫy nợ Trung Quốc
Các chuyên gia cho rằng các khoản vay Trung Quốc cần để cấp vốn cho các dự án của chương trình BBB là rất đắt đỏ, với lãi suất cao.
Gần đây, Trung Quốc liên tục bị chỉ trích vì sử dụng chiến lược “ngoại giao bẫy nợ”. Chính sách của Bắc Kinh là tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước nghèo hơn, sau đó yêu cầu các quốc gia này nhượng bộ; đặc biệt là trong vấn đề lãnh thổ, tài nguyên, để đổi lấy việc xóa, giãn nợ.
“Lợi nhuận luôn là điểm mấu chốt. Đó là lý do tại sao Trung Quốc chọn theo đuổi dự án Đập Kaliwa.Chúng tôi có nguy cơ phải trao hết tài nguyên này cho Trung Quốc nếu chúng tôi không trả được nợ”, ông Dulce nhận định.
Giám đốc Viện các vấn đề Hàng hải và Luật Biển của Đại học Philippines, Jay Batongbacal cho biết, Malina nên cân nhắc các phương án tài trợ khác.
Các dự án phát triển quốc tế cũng phải tuân thủ “các biện pháp bảo vệ chống tham nhũng” và số lượng lao động địa phương tối thiểu. Tuy nhiên, Trung Quốc “vi phạm tất cả các quy định nghiêm ngặt này”, Batongbacal cho biết thêm.
Các dự án cơ sở hạ tầng của Philippines dự kiến sẽ cung cấp việc làm cho hơn 21.000 người dân địa phương. Nhưng ngày càng có nhiều lo ngại về tỷ lệ công nhân Trung Quốc cao trong các dự án này.
“Thực sự là các doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc được hưởng lợi chứ không phải người dân Philippines”. Ông Heydarian nói.
Công chúng Philippines buộc chính phủ phải có lập trường cứng rắn với Trung Quốc
Công chúng cũng đang ngày càng phẫn nộ về vấn đề Biển Đông. Việc Trung Quốc cải tạo, bồi đắp phi pháp, khai thác và đánh bắt quá mức đang gây tổn hại đến hệ sinh thái rạn san hô ở bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa (Việt Nam).
Theo tờ Inquirer của Philippine, hàng năm Philippines thiệt hại khoảng 686 triệu USD ở những khu vực này.
Ông Batongbacal nói: “Trung Quốc đang phá hủy bãi cạn Scarborough từ năm 2012. Chính phủ Philippines đã làm ngơ trước việc này để nhằm giữ hòa khí với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng điều đó ngày càng trở nên không thể chấp nhận được”.
Trong những tháng gần đây, việc ông Duterte xoay hướng vể phía Trung Quốc đã dẫn đến sự chia rẽ trong chính phủ Philippines và áp lực từ công chúng buộc phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.
Vì lo ngại vấn đề an ninh, Phó Đô đốc Hải quân Philippines Giovanni Carlo Bacordo đã công khai phản đối việc di dời một căn cứ hải quân của Manila để nhường chỗ cho một sân bay do Bắc Kinh xây dựng.
“Căn cứ đang canh giữ lối vào Vịnh Manila. Đây là trung tâm trọng điểm quốc gia. Nếu Manila thất thủ, cả nước sẽ sụp đổ”, ông nói với Inquirer vào tháng 9.
Liệu ông Duterte có nên thay đổi chính sách thân Trung Quốc?
Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, Gregory Poling cho rằng chính sách thân chính quyền Trung Quốc của ông Duterte đã thất bại nặng nề.
“Ông ấy cần các khoản vay, đầu tư và viện trợ từ Trung Quốc. Nhưng không có khoản nào trong số đó xuất hiện. Ông ấy nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục như vậy, nó chỉ khiến ông ấy trông yếu ớt hơn”, ông Poling nói.
Ông Batongbacal cho biết, người dân Philippines không tin rằng trục xoay về Trung Quốc của ông Duterte đã tạo ra “những lợi ích hữu hình tại thời điểm này”.
Ông Duterte có lẽ “mong rằng Trung Quốc sẽ cung cấp cho Philippines vắc xin miễn phí COVID-19. Đó là quân bài cuối cùng mà ông ấy có thể chơi để cứu vãn chính sách thân Trung Quốc của mình”. Ông Batongbacal nói thêm. Nhưng thực tế đã là câu trả lời rõ ràng nhất cho hy vọng của Tổng thống Philippines.