Tổng thống Donald Trump ngăn chặn Trung Quốc lợi dụng các chính sách nhân nhượng của Mỹ; trong đó có chính sách Kissinger. Vì vậy, Bắc Kinh hy vọng ứng viên Đảng Dân chủ Biden lên cầm quyền để thu hồi những quyết sách của Tổng thống Trump.

Ông James E. Fanell, cựu giám đốc hoạt động tình báo và thông tin Hoa Kỳ, nói với “Focus Talk” của NTD: “Không có gì lạ khi thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại mong muốn Joseph Biden trở thành tổng thống đến như vậy”.

Ông cũng nói thêm rằng nhiều cơ quan thông tấn và tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc, đặc biệt là Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn cầu, đã đưa ra những tin tức có lợi cho Biden và những đề cập xúc phạm đến Tổng thống Donald Trump trong năm qua.

James E. Fanell, cựu giám đốc hoạt động tình báo và thông tin Hoa Kỳ (Ảnh bởi Samira Bouaou / The Epoch Times)
James E. Fanell, cựu giám đốc hoạt động tình báo và thông tin Hoa Kỳ (ảnh: Samira Bouaou / The Epoch Times).

Trump “dập tắt” âm mưu lợi dụng của Trung Quốc liên quan đến chính sách Kissinger

Theo ông Fanell, ĐCSTQ “không vui khi có Tổng thống Trump” làm lãnh đạo Hoa Kỳ, vì chính quyền của ông ấy đã chấm dứt và đảo ngược chính sách nhân nhượng Trung Quốc từ thời Ngoại trưởng Henry Kissinger và Tổng thống Richard Nixon (cầm quyền từ năm 1969-1974).

Tổng thống Mỹ Richard Nixon (bên trái) và Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia kiêm Ngoại trưởng, tại Nhà Trắng ngày 1/10/1973 (ảnh: CIA).
Tổng thống Mỹ Richard Nixon (bên trái) và Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia kiêm Ngoại trưởng, tại Nhà Trắng ngày 1/10/1973 (ảnh: CIA).

Chính sách này tạo điều kiện cho Trung Quốc hội nhập với Mỹ, cũng như các nước khác và các tổ chức quốc tế. Các nhà lãnh đạo Mỹ khi đó hy vọng rằng, khi Trung Quốc mở cửa hơn, Bắc Kinh sẽ chịu ảnh hưởng tích cực từ các nền dân chủ phương Tây và ĐCSTQ sẽ mở rộng tự do chính trị ở Trung Quốc.

“Chúng ta đã rao giảng rằng nếu chúng ta hội nhập (với Trung Quốc), mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn. Và trong suốt 40 năm, chúng ta đã làm điều đó”, ông Fanell nói. Ông cũng chỉ ra thực tế rằng ĐCSTQ đã lợi dụng cuộc hội nhập song phương để tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự và kinh tế của mình nhằm đe dọa sự tồn tại của Đài Loan, thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ của họ chống lại Nhật Bản, kích động xung đột biên giới với Ấn Độ và bắt nạt các quốc gia Đông Nam Á trên Biển Đông.

Ông nói thêm: “Chúng ta đã làm mọi thứ cho họ, nhưng họ đã khước từ thiện chí của chúng ta. Và vì vậy, trong bốn năm qua, quý vị đã có một chính quyền phá vỡ suy nghĩ đó, thách thức sự khôn ngoan tầm thường, và nói lên rằng: ‘Không, điều này không tốt, chúng ta cần đứng lên và chống lại những gì Trung Quốc đang làm.’”

Trung Quốc hy vọng hồi sinh chính sách Kissinger

Ông Fanell cho biết, Bắc Kinh mong Biden vào Nhà Trắng để cựu Phó Tổng thống thời Obama hồi sinh chính sách Kissinger, bất chấp sự thất bại rõ ràng của chính nó. 

Ông Fanell lưu ý rằng chiến lược hội nhập đã tạo ra một loạt các chuyên gia về Trung Quốc, những người tạo ra “mối quan hệ sâu sắc” với các nhà chức trách Trung Quốc và được chăm sóc kĩ lưỡng trong các chuyến công du đến Trung Quốc. Đổi lại, họ xuất bản các bài báo gây hiểu lầm trên các tạp chí có ảnh hưởng, bóp méo quan điểm của người Mỹ về những gì ĐCSTQ đang thực sự làm.

Ông Fanell gọi đó là một chiến dịch gây ảnh hưởng, hay chiến tranh chính trị mà ĐCSTQ đã tham gia với giới tinh hoa học thuật Hoa Kỳ trong 40 năm qua.

“Chúng tôi cho rằng thật hoang đường khi Mỹ mất việc làm sản xuất vào tay Trung Quốc”, ông Fanell nói, “Tại sao chúng ta lại chấp nhận được điều đó từ giới tinh hoa ở Mỹ và Washington, khi chúng ta có quá nhiều người thất nghiệp? Và còn những trường hợp tử vong do sử dụng quá liều opioid và fentanyl (ma túy tổng hợp) do Trung Quốc tuồn vào quốc gia này thì sao?”