Ngoại trưởng Vương Nghị đã có bài phát biểu ngang ngược trong chuyến thăm Nhật vào tuần trước khi ông này khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông.

Cây bút Katsuji Nakazawa đã có bài phân tích trên tờ Asia Nikkei cho thấy sự trùng hợp giữa thái độ hung hăng của Trung Quốc và tình hình chính trị tại Mỹ.

Trung Quốc ngang ngược khẳng định chủ quyền trên Biển Hoa Đông

Trong chuyến thăm Nhật Bản vào tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nhiều lần đề cập đến căng thẳng xung quanh Quần đảo Senkaku (quần đảo Điếu Ngư) và việc tàu thuyền của Nhật Bản đến quá gần quần đảo này.

“Thực tế là gần đây một số tàu đánh cá Nhật Bản không rõ nguồn gốc đã liên tục đi vào vùng biển nhạy cảm ngoài khơi quần đảo Điếu Ngư, và Trung Quốc phải có những phản ứng cần thiết”, ông Vương nói trong một cuộc họp báo ngày 24/11.

“Quan điểm của Trung Quốc rất rõ ràng. Phía Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình, đồng thời đưa ra ba hy vọng”, ông Vương khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.

“Ba hy vọng” mà ông Vương Nghị nhắc đến bao gồm việc hai nước tuân thủ thỏa thuận năm 2014 ngăn chặn căng thẳng leo thang ở Biển Hoa Đông; tránh những hành động ở vùng biển nhạy cảm; và khi có vấn đề, hai nước nên trao đổi kịp thời và giải quyết ổn thỏa.

Tác giả Katsuji Nakazawa cho rằng “phát biểu của ông Vương có vẻ cho thấy thái độ tích cực trong việc giải quyết căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng trên thực tế, Trung Quốc đang làm khó nước Nhật với mục đích đã trù tính từ trước”.

Bắc Kinh đưa ra lập luận rằng các tàu đánh cá Nhật Bản đi vào “vùng biển nhạy cảm”, nên tàu Trung Quốc phải có biện pháp thực thi pháp luật. Trong khi đó, lập trường của Nhật Bản là quần đảo Điếu Ngư không tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Quần đảo này thuộc một phần lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản theo luật pháp quốc tế và nằm dưới sự kiểm soát hợp pháp của Tokyo.

Theo logic của Vương Nghị thì việc Trung Quốc liên tục đưa tàu xâm nhập lãnh hải của Nhật Bản là hợp lý. Nếu chấp nhận logic của ông Vương cũng bằng như phá bỏ quyền kiểm soát hợp pháp của Nhật tại quần đảo Điếu Ngư, đồng thời khiến cộng đồng quốc tế cho rằng quần đảo này nằm trong diện tranh chấp lãnh thổ Trung – Nhật.

Những phát biểu ngang ngược của Trung Quốc làm dấy lên làn sóng phản đối tại Nhật

Ông Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã bị giới chính trị gia nước này chỉ trích vì không đáp trả quan chức Trung Quốc ngay lúc đó tại buổi họp báo, mà thay vào đó lại lịch sự để ông Vương hoàn thành bài phát biểu của mình.

Những bình luận của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đều có chủ đích và có chiến lược. Đây là màn dạo đầu trước chuyến công du của ông Tập Cận Bình đến Nhật để ký kết văn kiện chính trị giữa hai nước. 

Hơn nữa, đoạn video cho thấy thái độ mềm mỏng của Ngoại trưởng Nhật Bản trước bài phát biểu của ông Vương có thể khiến thế giới lầm tưởng rằng Nhật Bản đang đồng ý với quan điểm của Trung Quốc.

Trong chuyến công du tới Nhật, ông Vương cũng đến thăm văn phòng thủ tướng để gặp ông Yoshihide Suga, thủ tướng mới của Nhật Bản. Nhưng trái với sự xã giao mềm mỏng của ông Motegi, ông Suga chỉ bày tỏ thái độ vô cảm với chuyến viếng thăm của ông Vương cho thấy mối quan hệ Nhật-Trung vẫn đang rất căng thẳng.

Mối quan hệ của Nhật Bản đối với Trung Quốc đã xấu đi do đại dịch viêm phổi Vũ Hán và vấn đề Hồng Kông, cũng như các vấn đề song phương bao gồm các cuộc xâm nhập liên tiếp của Trung Quốc xung quanh quần đảo Điếu Ngư.

Thái độ của Trung Quốc thay đổi theo chuyển biến chính trị tại Mỹ

Trên biển Hoa Đông, tàu chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên xâm nhập vào lãnh hải quần đảo Điếu Ngư của Nhật là vào ngày 8/12/2008. Từ cuối năm 2018, Bắc Kinh đã thay đổi chính sách đối ngoại và an ninh với Nhật Bản, hướng tới việc dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng tại Biển Đông dù trước đó hai nước đã đạt được thỏa thuận song phương về việc phát triển chung các mỏ khí đốt ở Biển Đông.

Yếu tố thúc đẩy hành động gây hấn này của Bắc Kinh chính là diễn biến chính trị tại Mỹ. Vào tháng 11/2008, ứng cử viên đảng Dân chủ Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ. Trung Quốc đặc biệt coi trọng quan hệ Mỹ-Trung và tìm cách vận động hành lang đội ngũ của Obama – trong đó bao gồm cả Joe Biden, khi đó đảm nhận chức Phó tổng thống.

Và bây giờ, trong bối cảnh bất ổn chính trị ở Mỹ vô cùng sâu sắc, Trung Quốc đang thực hiện các động thái chiến lược khi cho rằng ứng viên Joe Biden nắm chắc phần thắng, bất chấp các tranh chấp pháp lý chưa có hồi kết.

Không chỉ ngang ngược tuyên bố chủ quyền trong chuyến thăm Nhật Bản, một cơ quan ngôn luận của Trung Quốc cũng lên tiếng đe dọa tấn công tàu chiến Úc nếu không tránh xa biển Đông. Các bình luận chủ quyền của Trung Quốc trong thời gian gần đây hẳn không phải điều ngẫu nhiên.

Trong chuyến thăm tới Hàn Quốc sau đó, ông Vương đã đạt được một thỏa thuận, trong đó, Trung-Hàn đã đồng ý khởi động cuộc họp “hai cộng hai” của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước. Các nhà bình luận Hàn Quốc thừa nhận rằng đây là một chiến thắng của Trung Quốc, khi tận dụng được “khoảng trống” trong quá trình chuyển giao chính trị được Trung Quốc cho là đã ngã ngũ tại Mỹ.

Mục tiêu của ông Tập Cận Bình khi cử ông Vương đến Nhật Bản và Hàn Quốc là nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Bắc Kinh cả về chính trị và kinh tế trước khi chính quyền Biden nhậm chức (nếu có thể). Sau đó ông Tập có kế hoạch tới thăm Nhật và Hàn khi dịch viêm phổi Vũ Hán đã được kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm: