Tổng thống Mỹ Donald Trump đang áp dụng thành công các chiến lược trong chủ nghĩa đa phương nhằm đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.
Đó là nhận định của ông Peter Berkowitz, giám đốc hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong cuộc thảo luận do Viện Hudson ở thủ đô Washington tổ chức vào ngày 30/11.
Trước đó, Tổng thống Trump đã bị cáo buộc theo đuổi chủ nghĩa đơn phương; sau khi ông đưa Hoa Kỳ rời khỏi các hiệp định và tổ chức quốc tế. Năm 2017, ông rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc; vì cơ quan này kết nạp các nước vi phạm nhân quyền, như Trung Quốc, Venezuela…
Theo The Epoch Times, ông Berkowitz nói rằng những người cáo buộc Tổng thống theo chủ nghĩa đơn phương hay chủ nghĩa biệt lập đã hiểu sai về cách thức hoạt động của chủ nghĩa đa phương.
Tóm tắt nội dung
Cách hiểu đúng về chủ nghĩa đa phương
Ông Berkowitz cho biết điểm cốt lõi trong cách tiếp cận đa phương của Tổng thống Trump; đó là phương pháp chống lại những thách thức do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra.
Ông giải thích rằng: “Khi nói về chủ nghĩa đa phương, hầu hết mọi người có ý nói về quyền tối cao của Liên Hợp Quốc. Điều đó nghĩa là phục tùng bất cứ điều gì được quyết định (bởi LHQ), bất kể là số đông các thành viên của Đại hội đồng (LHQ) tin tưởng điều gì”.
Sau đó, ông Berkowitz nói rằng khái niệm thật sự của chủ nghĩa đa phương; đó là “một chính sách đối ngoại nhiều mặt, hợp tác với nhiều quốc gia khác”.
Xét từ khái niệm này, chính sách về Trung Quốc của Tổng thống Trump thật sự là chủ nghĩa đa phương, theo ông Berkowitz.
Chủ nghĩa đa phương của Tổng thống Trump
Nhà hoạch định chính sách Berkowitz nêu một số dẫn chứng cho thấy Tổng thống Trump có cách tiếp cận đa phương trong việc chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc.
Ông Berkowitz nói: “Ông (Trump) đã kêu gọi sự chú ý đến tình trạng vi phạm nhân quyền tràn lan ở Trung Quốc…; Hoa Kỳ đã truy tố các hành vi gián điệp và đánh cắp bí mật thương mại của Trung Quốc”.
Ông cũng đề cập đến việc chính quyền Trump đã đưa ra “những lập trường cứng rắn ở Biển Đông và eo biển Đài Loan”.
Ông Berkowitz cho biết chính quyền Trump đã “hồi sinh những người bạn và đối tác của Mỹ” ở châu Á; bằng chứng là quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ, và mối liên minh Tứ giác Kim cương giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Cả 4 quốc gia đều cam kết “thúc đẩy thương mại và bảo vệ một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, ông Berkowitz nói thêm.
Những mối đe dọa từ Trung Quốc
Ông Berkowitz đề cập đến một báo cáo gần đây của Bộ Ngoại giao Mỹ do nhóm của ông tổng hợp; trong đó nêu rõ các mối đe dọa của Trung Quốc gây ra đối với trật tự quốc tế.
Ông Berkowitz nói: “Trung Quốc không chỉ tìm kiếm sự vượt trội trong trật tự quốc tế vốn đã được thiết lập… Trung Quốc còn tìm cách biến đổi trật tự đó theo hướng đưa Bắc Kinh vào trung tâm và phục vụ lợi ích độc tài của Trung Quốc”.
Theo ông Berkowitz, để thực hiện tham vọng thống trị toàn cầu của mình, ĐCSTQ đã tìm cách “gây ra một kiểu phụ thuộc ở các quốc gia trên thế giới”.
Giăng bẫy nợ và làm mục ruỗng giới lãnh đạo các nước
Ông đề cập đến việc nhiều quốc gia đang phát triển rơi vào bẫy nợ Trung Quốc thông qua các khoản vay theo dự án Vành đai và Con đường. Chính quyền Trung Quốc đã triển khai dự án này từ năm 2013; với mục đích xây dựng ảnh hưởng địa chính trị của Bắc Kinh dọc theo các tuyến thương mại nối Trung Quốc, Đông Nam Á, châu Phi và châu Âu.
Năm 2017, Sri Lanka buộc phải cho Trung Quốc kiểm soát cảng biển Hambantota quan trọng của mình với hợp đồng cho thuê 99 năm; sau khi nước này không thể trả khoản nợ hơn 1 tỷ USD cho dự án xây dựng chính cảng biển đó.
Theo ông Berkowitz, dự án Vành đai Con đường cũng cho phép ĐCSTQ “làm mục ruỗng giới tinh hoa, giới lãnh đạo chính trị và trí thức” ở các quốc gia sở tại. Ông cho biết các vụ tham nhũng quỹ đầu tư nhà nước 1MDB của Malaysia có liên quan đến các quan chức Trung Quốc.
Các Viện Khổng Tử – cánh tay tuyên truyền của ĐCSTQ
Ông Berkowitz nói, Trung Quốc cũng tìm cách phá hoại “tự do và cởi mở” trong các hệ thống dân chủ; chẳng hạn như gây ảnh hưởng đến các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ thông qua các Viện Khổng Tử.
Ông Berkowitz nói: “Rốt cuộc, các Viện Khổng Tử hoạt động không theo tinh thần của một trường đại học, mà theo tinh thần của một cánh tay tuyên truyền của Đảng [Cộng sản Trung Quốc]”.
Các Viện Khổng Tử đã bị Hoa Kỳ giám sát trong những năm gần đây vì đã hủy bỏ các sự kiện hoặc ngăn chặn các cuộc thảo luận về các chủ đề nhạy cảm về mặt chính trị đối với chính quyền Trung Quốc. Vào thaáng 8, chính quyền Trump đã chỉ định Trung tâm xúc tiến Viện Khổng Tử (CIUS) của Trung Quốc tại Mỹ là “cơ quan nước ngoài”. Điều này đồng nghĩa với việc cơ quan này phải chịu sự giám sát và hạn chế hoạt động từ chính phủ Mỹ.
Mỹ cần giúp trật tự quốc tế không biến đổi theo Trung Quốc
Ông Berkowitz cũng đưa ra đề xuất đối với Mỹ nhằm giúp trật tự quốc tế không biến đổi theo “khuynh hướng độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Ông nói: “Chúng ta phải bảo tồn truyền thống hiến pháp của mình. Tuy nhiên, chúng ta cần một nền kinh tế vững mạnh để lưu tâm đến những người chịu nhiều thiệt hại nhất từ hậu quả của toàn cầu hóa”.
Ông Berkowitz nói thêm về tầm quan trọng của việc thúc đẩy xã hội dân sự bảo vệ tự do tín ngưỡng.
Chính quyền Trump dường như đang lên kế hoạch hành động mới nhằm chống lại Bắc Kinh. Bài báo ngày 23/11 của Wall Street Journal trích dẫn thông tin từ một quan chức cấp cao giấu tên, cho biết Nhà Trắng đang có kế hoạch tạo ra một liên minh không chính thức với các quốc gia phương Tây để cùng nhau chống lại chính quyền Trung Quốc, khi Bắc Kinh gây áp lực lên các quốc gia.
Nhà nghiên cứu lịch sử Victor Davis Hanson cho rằng Tổng thống Trump là đối thủ mà Trung Quốc “không thể đánh bại”. Chính quyền Trump đã cứng rắn với Trung Quốc trong một loạt chính sách; cả về kinh tế, ngoại giao, thương mại và Biển Đông.