Cuối tháng trước, các cuộc biểu tình “Phong trào Giấy trắng” phản đối phong tỏa và các biện pháp phòng dịch hà khắc đã lan rộng ở nhiều nơi tại Trung Quốc.
ĐCSTQ kiểm duyệt thông tin kháng nghị, dân chúng có chiêu đối phó
Ngày 26/11, cùng theo việc dân chúng tụ tập biểu tình ngày càng đông ở một số nơi tại Trung Quốc, tin tức cũng lưu truyền trên mạng ngày càng nhiều. Các cơ quan kiểm duyệt của ĐCSTQ đã bị quá tải trước lượng thông tin khổng lồ do dân chúng đăng tải. Một số bài đăng lan truyền trên mạng vài giờ sau đó mới bị xóa.
Những người biểu tình cũng cố gắng vượt qua kiểm duyệt trực tuyến bằng cách sử dụng các mật mã, nói với bạn bè rằng họ sẽ “đi bộ” ở một số nơi mà sắp tới sẽ diễn ra kháng nghị.
Ngoài ra, một số lượng lớn người biểu tình sử dụng WeChat để truyền thông tin. Tuy nhiên, họ chỉ cung cấp thời gian và địa điểm mà không giải thích, hoặc gửi hình ảnh bản đồ. Đây là các phương pháp nhằm tránh kiểm duyệt.
The Chinese are now staging massive protests to combat continuing covid lockdowns in their country. pic.twitter.com/nxe207d21N
— Clay Travis (@ClayTravis) November 27, 2022
Theo báo cáo của Reuters, một người biểu tình ở Bắc Kinh cho biết: “Tôi nhận được lời nhắc bí mật này vào sáng ngày 27: 11.27, 9 giờ 30, Văn phòng Ô Lỗ Mộc Tề.”
Mặc dù các nhà kiểm duyệt internet cố gắng xóa các tin tức kháng nghị càng nhanh càng tốt, nhưng chúng đã xuất hiện không chỉ trên mạng xã hội Trung Quốc mà còn trên các nền tảng nước ngoài như Twitter và Instagram, vốn bị chặn ở nước này.
Nhiều người ở Đại lục dùng phần mềm VPN để vượt tường lửa và đăng nhập vào các ứng dụng nhắn tin hoặc trang web ở nước ngoài. Nhờ đó, họ có thể thấy số lượng lớn video và hình ảnh về các cuộc biểu tình của Trung Quốc trên Twitter.
Ngoài ra, những người biểu tình cũng đã thành lập các nhóm trên ứng dụng Telegram để chia sẻ thông tin kháng nghị ở các thành phố địa phương. Thậm chí ứng dụng nhắn tin hẹn hò cũng được sử dụng nhằm giảm bớt sự kiểm duyệt của chính quyền.
Nhân chứng biểu tình ở Thượng Hải miêu tả cảnh chân thực
Bloomberg đưa tin, Sibyl 25 tuổi đã quyết định đến xem buổi cầu nguyện tối 26/11, được tổ chức cho các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Tân Cương.
Cô Sybil đến hiện trường ngay trước nửa đêm và thấy hàng chục người đứng im lặng thành vòng tròn, bày tỏ thương tiếc đến những người đã khuất. Thảm kịch Tân Cương, khiến 10 người chết, được cho là do các biện pháp phong tỏa COVID-19 nghiêm ngặt đã ngăn cản các nỗ lực chữa cháy và cứu hộ.
Đám đông ngày càng đông hơn. Sau khoảng một giờ, cảnh sát cố gắng phong tỏa khu vực, yêu cầu những người mới đến quay lại. Một số người từ chối, và nói rằng họ có quyền tham gia.
“The Communist Party underestimated anger at a grassroot level.”
— Bloomberg Quicktake (@Quicktake) December 1, 2022
After nearly 3 years of China’s Covid Zero policies that sparked widespread social unrest, Xi’s left with few good options. @Lucilleliu reports https://t.co/xWSZcLsqYD pic.twitter.com/DS1xCswf8F
Sau đó, một số người bắt đầu hét lên “Tôi muốn tự do, không muốn xét nghiệm PCR”, “Không [cần] Đảng Cộng sản [TQ]!”.
Buổi cầu nguyện ở Thượng Hải đã nhanh chóng biến thành một cuộc biểu tình. Sự tức giận của người dân cuối cùng đã bùng nổ sau gần 3 năm liên tục kiểm soát và phong tỏa vì dịch bệnh.
Một phụ nữ Thượng Hải tham dự sự kiện cho hay “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thấy điều này ở Trung Quốc trong đời”.
Chuyên gia: Người dân có sự đồng cảm, biểu tình mà không cần vận động
Theo Epochtimes, trong thập kỷ cầm quyền của mình, ông Tập đã chứng kiến các cuộc biểu tình nổ ra, nhưng thường là về các vấn đề địa phương: Như công nhân tức giận với ông chủ nhà máy, hoặc nông dân bất bình với việc phát triển đất đai. Đầu năm nay, những người dân thất vọng vì gian lận ngân hàng đã kháng nghị ở các tỉnh Hà Nam và An Huy.
Nhưng các cuộc biểu tình chống phong tỏa cuối tháng trước đã diễn ra trên toàn quốc. Viện Chính sách Chiến lược Australia ước tính đã có 51 cuộc biểu tình ở 24 thành phố kể từ sau vụ cháy ở Tân Cương.
Các nhà chức trách hiện không thể tìm bắt các nhà lãnh đạo biểu tình vì trong hầu hết các trường hợp, dường như không có ai lãnh đạo. Những cuộc biểu tình được thúc đẩy bởi sự thất vọng và tức giận đã bị dồn nén trong nhiều năm của người dân Trung Quốc.
Ngô Quốc Quang, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Stanford viết trong một bài bình luận: Người Trung Quốc nhận thức rõ ràng rằng, thảm kịch ở Tân Cương có thể tái diễn ở bất cứ thành phố nào trên đất nước.
“Không cần phải tổ chức hay vận động. Khi mọi người có sự đồng cảm và đồng lòng cùng thời điểm, người Trung Quốc sẽ tự giác đứng trên đường phố cùng nhau hô hào và hỗ trợ lẫn nhau. Khoảng cách ngàn dặm từ Ô Lỗ Mộc Tề đến Thượng Hải không phải là xa xôi!”
Xem thêm: