Site icon MUC News

Dự án thuỷ lợi lâu đời nhất trong lịch sử – Nơi con người sống hoà hợp với thiên nhiên

Dự án đập Du Giang hiện nay (Ảnh: Wikipedia/Public Domain).

Dự án thủy lợi đập Du Giang là dự án tưới tiêu quy mô lớn lâu đời nhất trong lịch sử thế giới. Nó đã hỗ trợ người dân ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, trong hơn 2.000 năm. Tại sao đập Du Giang lại bền vững như vậy?

Những người đã tham quan đập Du Giang đều ấn tượng rằng: cấu trúc chung của nó rất đơn giản. Phần cốt lõi của hệ thống này là bờ đập ở giữa sông Min. Nó chia dòng sông thành sông bên trong và bên ngoài. Vì bờ đập trông giống như một con cá đang tiến về phía trước, mọi người gọi phần trên cùng bờ đập là “miệng cá”. Nước được dẫn vào dòng sông bên trong đến “Kho báu miệng chai”, cách khoảng 1.000 mét về phía hạ lưu từ “miệng cá”. “Kho báu miệng chai” này là một lát cắt nhân tạo rộng hai mươi mét vào núi Yulei.

Nó được gọi là “kho báu miệng chai” vì nó trông giống như miệng chai. Từ khi đi vào miệng chai này, nước được dẫn về phía đông để tưới cho đồng bằng phía Tây ở tỉnh Tứ Xuyên. Cả hai bên của lưu vực sông đều có các bờ đập bảo vệ được làm bằng các viên đá nhỏ. Đập bên trong được gọi là “đập Vajar trong”. Đập bên ngoài được gọi là “đập Vajar ngoài”. Các đập này còn được gọi là “các đập vàng”. Ở phần cuối của đường phân nước “miệng cá”, có một đập vát (dốc cạnh) để chuyển hướng nước lũ và một “đập cát bay” để loại bỏ cát và kiểm soát tràn.

Toàn bộ dự án đập Du Giang được xây dựng trong thiên nhiên và hoàn toàn hòa hợp với thiên nhiên. Vạn vật có hình dáng đều là những sinh mệnh sống, chứa đựng một lịch sử sống lâu dài. Cuộc đời của các sinh mệnh đó đều tuân theo một quá trình: thành, trụ và hoại. Khi một cái gì đó có thể hòa tan hoàn toàn vào thiên nhiên, cuộc đời của nó chắc chắn sẽ kết nối với thiên nhiên. Nếu thiên nhiên không suy thoái, cuộc sống của nó cũng sẽ không suy thoái. Đây là các yếu tố quan trọng bậc nhất trong sự vững bền của đập Du Giang.

Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng không kém là con người có thể sống hòa hợp với thiên nhiên. Khi đập Du Giang bắt đầu xuất hiện, mọi cư dân ở đó đều bảo vệ nó. Nó cũng đã trở thành một phần của cuộc sống của người dân nơi đây.

Đập Du Giang chủ yếu được tạo thành từ “các lồng chảy”. “Những chiếc lồng chảy” này được làm bằng tre ngâm trong dầu và vôi trước khi đưa vào sử dụng. Quá trình tiền xử lý này giúp tăng cường lực kéo của tre và khả năng chống thối. Mọi người tạo ra rất nhiều lồng cao 30cm rộng 100cm từ các cây tre được xử lý trước này. Sau đó, họ lấp đầy các lồng bằng những viên đá nhỏ và xây dựng thành “các lồng chảy”. Hàng năm mọi người kiểm tra và thay thế các lồng hỏng bằng những lồng mới.

Công việc bảo trì đập đã được thực hiện hàng năm ngay từ khi nó hoàn thiện. Khi xây dựng đập Du Giang, Li Bing, một trong những người thiết kế đập, đã đặt một đồng hồ bằng đá ở sông bên trong. Mục đích là để làm thước đo độ sâu và nạo vét cát lòng sông trong quá trình bảo trì hàng năm. Nguyên tắc của việc bảo trì này là “đào cát sâu và xây đập thấp”. “Đào cát sâu” có nghĩa là nạo vét cát xuống dưới mức của đồng hồ đá. Nếu không, lượng nước trong sông bên trong sẽ không đủ để tưới. “Xây các con đập thấp” có nghĩa là đập không thể được xây dựng quá cao. Nếu không, nó có thể gây ra vấn đề chuyển lũ và nước tràn.

Hàng năm, việc bảo trì bắt đầu tại thời điểm sương giá đầu tiên. Nước được dừng lại ở phía tây của “miệng cá” bằng cách đặt “mazha” (tên của các cơ cấu ngăn nước) ở sông bên ngoài. Tất cả nước được hướng vào sông bên trong. Sau đó, mọi người nạo vét cát trong các vũng tưới tiêu của dòng sông bên ngoài. Vào mùa xuân, tất cả nước được chuyển hướng ra sông bên ngoài. Sau đó, người ta nạo vét các vũng nước của dòng sông bên trong và trên “đập cát bay”.

Việc bảo trì hàng năm được hoàn thành trước Lễ hội Thanh Minh vào đầu mùa xuân. Một buổi lễ lớn được tổ chức với tên gọi là “giải phóng nước”. Lúc đó, mazha sẽ được gỡ bỏ, nước lại bắt đầu chảy qua các kênh và tưới cho các cánh đồng. Buổi lễ là một dịp thú vị nhưng long trọng với đốt pháo và âm nhạc Trung Quốc. Sau khi giải phóng nước bằng cách dỡ bỏ “mazha”, sẽ diễn ra rất nhiều nghi thức. Mọi người gõ nhẹ vào mặt nước bằng gậy tre, nói với nước rằng “không phá hủy cầu và hãy đi theo vũng nước”. Bọn trẻ thì chơi lướt các viên đá mỏng trên “đầu của nước”. Một số người khác thì thả vịt xuống nước và những người thanh niên xuống nước đuổi bắt vịt. Người già sẽ hứng lấy những “dòng nước đầu tiên” để thể hiện sự tôn trọng các vị thần. Nghi lễ này không phải để ăn mừng chiến thắng thiên nhiên, mà là để bày tỏ một lòng biết ơn đối với nước và tôn trọng các vị thần.

Con người và thiên nhiên quan tâm, chăm sóc và hòa thuận với nhau (ảnh minh họa dẫn từ Pixabay).

Khi con người và thiên nhiên quan tâm đến nhau, con người sẽ sống hòa hợp với thiên nhiên, không nảy sinh ý tưởng lố bịch “dùng sức mạnh con người để đấu trời đấu đất”. Tuy nhiên, nguyên tắc này dường như dễ bị bỏ rơi trong thời đại khoa học hiện đại. Bài học này có vẻ đơn giản, nhưng nó rất sâu sắc.

Trong cuộc nội chiến, nhiều chuyên gia thủy lợi từ Đức, Anh, Pháp, Mỹ và các nước phương Tây khác đã đến thăm đập Du Giang. Họ nghĩ rằng việc thay thế những “chiếc lồng chảy” là quá rắc rối. Họ đề xuất xây dựng một con đập bê tông bằng các nguyên tắc của cơ học hiện đại. Nhưng con đập bê tông đã sụp đổ ngay sau khi nó được xây dựng. Các chuyên gia đã phải khôi phục lại con đập ban đầu, sử dụng phương cách cũ của Li Bing và con trai ông. Thật may mắn là con người đã thất bại trong việc thay đổi con đập, để mối quan hệ “cộng sinh” giữa con người và thiên nhiên này có thể tiếp tục.

Đập Du Giang cho chúng ta cảm hứng đầy ý nghĩa. Người xưa tin rằng sông có linh hồn và là một sinh mệnh. Họ không bao giờ coi đập Du Giang như một công cụ để thay đổi dòng sông và kiểm soát thiên nhiên. Thay vào đó, họ coi con đập là một phần của thiên nhiên – một sự tồn tại của sự sống được kết nối với con người. Dự án chỉ có một lần thay đổi dòng chảy như hiện trạng. Thực ra, thay đổi và kiểm soát thiên nhiên là một ảo tưởng phản ánh việc không tin vào các vị thần. Nó chắc chắn sẽ thất bại.

Thật ra, cái gọi là “thiên nhiên” không thực sự tự nhiên. Mọi thứ được sắp xếp theo một trật tự hoàn hảo và không thay đổi theo mong muốn của con người. Khi con người cố ý cải tạo thiên nhiên, kết quả sẽ tự chuốc lấy những rắc rối. Thiên tai xảy đến là do con người đã phá vỡ các quy luật của tạo hoá.

Tham khảo Video về đập Du Giang:

Johny Nguyễn (biên dịch)
Theo PureInsight
Tác giả: Li Yi