Dưới đây là cuốn “từ điển” được tìm thấy trong sổ tay của một du khách Mỹ đánh rơi trên bãi biển Đà Nẵng. Trong đó, vị khách Tây đã diễn giải hàm nghĩa những từ tiếng Việt theo cách hiểu của mình.
Ăn mặc: Không có ăn chi cả mà chỉ có mặc không thôi.
Ăn đi: Không có nghĩa là vừa ăn vừa đi mà chỉ nhắc nhở ai đó ăn mạnh vào.
Ăn nói: Cũng không ăn chi cả mà chỉ nói không thôi.
Buồn cười : Không có buồn gì cả mà chỉ có cười không mà thôi.
Cà lăm, Cà nhắc, Cà chớn, Cà khịa, Cà rịch, Cà tang: Không phải những loại Cà để ăn, mà những tật không hay của người ta.
Đánh Giày: Không phải là Phang, Đánh, đập, đá vào Giày mà là “o bế “, làm đẹp cho Giày.
Đánh Răng: Không phải là Đánh, Đập. . cho Răng đau, mà dùng bàn chải và kem làm cho sạch răng mà thôi.
Đi Cầu : Là đi vô toilet chứ không phải lái xe hay chạy qua cầu đâu.
Hai Vợ Chồng : Không có nghĩa là 2 Vợ 1 Chồng mà chỉ có 1 Vợ 1 Chồng thôi.
Hai Ông Bà: Không có nghĩa là 2 Ông 1 Bà, mà chỉ có 1 Ông 1 Bà thôi.
Làm thinh; Không có làm việc gì cả mà chỉ yên lặng , không nói năng chi hết.
Làm biếng: Cũng không có làm chi hết mà chỉ . . .chơi không mà thôi.
La cà : không la rầy ai cả mà rề rà (?) ghé chỗ này chỗ kia.
Làm răng (mần răng) : Làm thế nào chứ không phải đi chữa Răng đau đâu.
Ngâm thơ : Không phải là đem lá thơ ngâm vô nước, mà là đọc. .kéo từng chữ cho dài ra,cho người ta nghe hay hay.
Nhà tôi: Không phải là cái nhà để ở mà NGƯỜI BẠN ĐỜI hay MỘT NỬA KIA. . . . của mình.
Nhà thơ, nhà văn, nhà báo: Không có nghĩa là nhà để chứa những bài thơ,bài văn hay báo chí, mà là chỉ người làm thơ,viết văn,viết báo…
Ông Sui: Là Ba mình gọi Ba của vợ mình, chứ không có nghĩa là ” Mr. Unlucky” đâu.
Tục ngữ: Không phải là những lời thô tục, mà là những lời dạy dỗ quý báu trong dân gian.
Sau khi đọc loạt từ điển hài hước nhưng rất chân thực, sống động này, nhiều người chia sẻ: “Minh chứng cho câu nói phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam là đây, tự hào về tiếng Việt quá. Chắc có lẽ không cần học tiếng Anh mà phải trau dồi thêm kiến thức về tiếng nước mình mất”.