Trong khi phương Tây chỉ trích các quốc gia tiếp tục hợp tác với Nga và từ chối lên án Nga, thì EU lại ‘tài trợ’ cho Nga hàng tỷ USD dưới dạng hợp đồng mua khí đốt. Số tiền này gấp 35 lần tài trợ của liên minh này đối với Ukraine. 

35 tỷ USD được tuồn vào Nga 

Tờ Daily Mail ngày 6/4 đưa tin, EU thừa nhận họ đã cung cấp cho Nga 35 tỷ euro năng lượng kể từ khi chiến tranh Ukraine bắt đầu. Tuy nhiên, EU chỉ cung cấp 1 tỷ euro thiết bị quân sự cho Kyiv. Số tiền mà EU bơm cho Nga bằng 1/4 GDP của Ukraine. Con số này nhiều hơn 35 lần so với những gì EU đã viện trợ quân sự cho Ukraine. Nếu đem so sánh tỉ lệ 35:1, thì chúng ta đã tự có câu trả lời cho câu hỏi: Ai đang ủng hộ Nga? và sự ủng hộ đó đối với Nga mạnh hơn 35 lần so với sự ủng hộ đối với Ukraine.

Ukraine là một quốc gia được ưu tiên trong chính sách của Liên minh châu Âu EU (ảnh: Flickr).
Ukraine là một quốc gia được ưu tiên trong chính sách của Liên minh châu Âu EU (ảnh: Flickr).

Theo như báo cáo của Daily Mail, Josep Borrell nói với Nghị viện châu Âu rằng số tiền viện trợ cho Kyiv nhạt nhòa so với số tiền mà EU đã chi cho năng lượng của Nga khi thúc đẩy áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với dầu và than của Nga, đồng thời làm chậm trễ các chuyến hàng vũ khí tới tiền tuyến.

Nhà ngoại giao hàng đầu của EU cho biết: “Chúng tôi đã cung cấp cho Ukraine 1 tỷ euro … nhưng một tỷ euro là số tiền chúng tôi trả cho Putin mỗi ngày cho nguồn năng lượng mà ông ấy cung cấp cho chúng tôi”.  

Đây là một sự thật. Tuy nhiên, người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói với quốc hội rằng EU sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga, có khả năng bao gồm các biện pháp chống lại nhập khẩu dầu.

Vậy châu Âu sẽ tiếp tục cuộc chơi này không?

Thực tế là châu Âu không sẵn sàng nhắm mục tiêu vào năng lượng của Nga vì lo ngại rằng nó sẽ đẩy nền kinh tế châu Âu vào suy thoái. 

Ví dụ: trong tháng 3, các nước châu Âu đã nhập khẩu tổng cộng 7,1 triệu tấn than nhiệt, được sử dụng trong sản xuất điện và nhiệt, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2019, dựa theo phân tích từ công ty môi giới tàu biển Braemar ACM.

Theo Braemar, trên cơ sở hàng tuần, từ ngày 28/3 đến ngày 1/4 chứng kiến ​​mức nhập khẩu than nhiệt cao nhất lên tới 887.000 tấn của Nga kể từ khi chiến tranh xảy ra tại Ukraine từ ngày 24/2. 

EU phụ thuộc vào Nga với khoảng 45% lượng than nhập khẩu, 45% lượng khí đốt và khoảng 25% lượng dầu nhập khẩu của EU, theo trang web của Ủy ban Châu Âu.

Và Đức, nền kinh tế lớn nhất EU – vẫn phản đối việc cắt giảm nhập khẩu năng lượng của Nga.

Hội nghị thượng đỉnh Nga-EU tại Yekaterinburg ngày 4 tháng 6 năm 2013 (ảnh: Điện Kremlin).
Hội nghị thượng đỉnh Nga-EU tại Yekaterinburg ngày 4 tháng 6 năm 2013 (ảnh: Điện Kremlin).

Với những thông số trên, thì liệu EU thực sự có đoạn tuyệt được nguồn năng lượng và khí đốt của Nga không? Cho nên, trừng phạt thì cứ tuyên bố, nhưng thực hiện nó thế nào thì lại là việc khác. EU vẫn phải móc tiền túi của dân để chi trả cho các khoản nhập khẩu từ Nga với cái giá đắt do chính các lệnh trừng phạt gây ra. Nói đơn giản thì chính là, bắn vào chân mình rồi lại ngồi đau đớn tự băng bó vết thương.

Lấy ví dụ trường hợp của Latvia. Quốc gia Baltic đã dũng cảm tuyên bố vào ngày đầu tháng này rằng họ sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga ngay lập tức. Nhưng chỉ 24 giờ sau, Latvia đã sửa lại quyết định nóng vội của mình. Một ngày sau, công ty hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Latvia đã công bố hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp khí đốt Nga Gazprom để nhập khẩu khí đốt của Nga trong 30 năm tới. Và thỏa thuận này cũng phép thanh toán bằng đồng euro thay vì đồng Rúp.

Liệu có giải pháp nào cho EU thoát Nga không?

Câu trả lời là không!

Iran, Venezuela và các quốc gia Ả Rập ngày nay coi Mỹ không khác gì kẻ thù. Và việc họ đứng ngoài trận chiến Hoa Kỳ, EU và Nga để tận hưởng giá dầu cao là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Nhưng đối với EU mà nói, khó khăn chồng chất khó khăn. Điều này tạo áp lực ngày càng gia tăng lên EU. Và bây giờ, EU không ngừng hậu thuẫn cho Ukraine, nhưng lại tích cực lấp đầy kho bạc của Nga.