Gần 400ha rừng ở Đắk Lắk bị tàn phá. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra thủ phạm.
- Kế hoạch dừng hoạt động xe máy ở Hà Nội và TP HCM
- Trộm đột nhập vào nhà dân lấy từ ổ điện, kệ bếp đến cửa sổ
- Phi công gọi 10 cuộc không liên lạc được kiểm soát không lưu Cát Bi
Thanh Niên đưa tin, ngày 8/4, ông Nguyễn Quốc Hưng – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk cho biết, qua nhiều ngày kiểm đếm lực lượng chức năng xác định có đến 382 ha rừng bị chặt phá tại tiểu khu 202 và 205, xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, so với thông tin ban đầu là 100ha.
Riêng thiệt hại về lâm sản, Chi cục Kiểm lâm tỉnh vẫn đang thống kê. Đây được xem là vụ phá rừng lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Theo Dân Trí, trước đó, ngày 1/4, kiểm lâm tỉnh này phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn trên địa bàn xã Ya Tờ Mốt.
Tại hiện trường, hàng nghìn cây gỗ có đường kính khoảng 5 – 20cm bị cưa hạ nằm ngổn ngang, nhiều thân cây còn đang chảy mủ. Báo cáo ban đầu thì có khoảng 100ha rừng bị thiệt hại.
Được biết, khu vực rừng bị triệt hạ cách trung tâm xã Ya Tờ Mốt khoảng hơn 10km và thuộc diện quản lí của xã này.
Lý giải về việc rừng bị tàn phá quy mô lớn nhưng không hay biết, Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp cho rằng vào tháng 3/2022, tại đơn vị đã có tới 13/17 người bị nhiễm Covid-19 nên không tiếp cận địa bàn để tuần tra. Từ đó, dẫn đến một số địa bàn xảy ra nhiều vụ vi phạm như khai thác, tàng trữ lâm sản, phá rừng trái pháp luật nhưng không kịp thời phát hiện.
Tương tự, trả lời câu hỏi vì sao diện tích rừng bị phá lên đến gần 400ha nhưng chủ rừng không phát hiện, Phó Chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt, cho rằng trước đây, rừng đã bị phá một phần. Rừng ở đây chủ yếu cây nhỏ, các đối tượng phá vào 1, 2 đêm mưa, đường xa, lực lượng bán chuyên trách của xã không phát hiện kịp thời. Vụ phá rừng này có tổ chức, nhiều người cùng tham gia mới phá được như vậy, tin từ báo Người Lao Động
Báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, tính đến đầu năm 2021, có gần 20.000 ha rừng của các công ty lâm nghiệp, khoảng 5.400 ha rừng của các dự án nông lâm nghiệp và đặc biệt là hơn 25.000 ha rừng do UBND cấp xã quản lý đã và đang bị xâm chiếm trái phép.
Các điểm nóng phá rừng nhiều năm qua như ở các huyện Ea Súp, Krông Bông, M’Đrắk, Cư M’gar tiếp tục có những suy giảm lớn về diện tích rừng. Điều này khiến độ che phủ rừng của Đắk Lắk hiện chỉ còn hơn 38%.