Chiều ngày 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.
- Chung cư bốc cháy, 2 mẹ con nhảy từ tầng 10 xuống đất
- Cua nuôi ở Cà Mau chết hàng loạt, thương lái không dám mua
- Tài xế liều mạng ‘mạo danh’ gây tai nạn để cứu người giữa đêm
Cụ thể, mức giảm với xăng (trừ ethanol) là 2.000 đồng một lít; dầu diesel, dầu mazut, mỡ nhờn là 1.000 đồng một lít, kg. Riêng mức giảm thuế với dầu hoả là 70% so với hiện hành, về còn 300 đồng một lít.
Thuế này bắt đầu giảm từ 1/4/2022 đến 31/12/2022. Sau ngày này, thuế sẽ quay về mức đang áp dụng, là 3.800-4.000 đồng với xăng, 2.000 đồng một lít với dầu.
Việc giảm thuế BVMT đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần làm giảm giá bán, từ đó làm hạn chế sự gia tăng chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, ổn định lạm phát.
Theo VnExpress, ngoài giảm thuế bảo vệ môi trường, cơ quan thẩm tra của Chính phủ nêu đề nghị về điều hành mặt hàng xăng dầu. Chính phủ nên cân nhắc giảm thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) với xăng, và coi đây như một biện pháp bổ sung để can thiệp trong trường hợp giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục có biến động.
Mức giảm thuế này sẽ được tính toán trên cơ sở đánh giá tình hình nhập khẩu từ các nước ASEAN, Hàn Quốc, Singapore… và biến động giá thế giới.
Bước sang năm 2022, việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh theo chu kỳ 10 ngày/lần. Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng 6 lần và đã vượt đỉnh lịch sử, xác lập kỷ lục mới tại kỳ điều chỉnh ngày 11/3 với mức giá sát 30.000 đồng một lít.